Anh Nguyễn Tấn Phượng, quê xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, đang nuôi vợ tại bệnh viện Da Liễu TP.HCM một trong những khách đầu tiên của quán chia sẻ: Sau một tháng rưỡi ở TP.HCM lần đầu tiên anh ăn một buổi ăn ngon, rẻ, vệ sinh, no như vậy. Nếu quán ăn này được duy trì thường xuyên sẽ giảm chi phí cho việc ăn uống của vợ chồng anh và những người có hoàn cảnh khó khăn rất nhiều.
Muốn vào ăn phải mua phiếu 2.000 đồng. Ảnh: Thái Ngọc.
Nhà báo Nam Đồng, nguyên tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM một trong những người tổ chức quán cho biết: quán chủ trương không cho không để tránh khách vào ăn có tư tưởng được bố thí, mà phải bỏ tiền ra mua, dù chỉ 2.000 đồng. Quán ăn là sự chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong thời buổi vật giá leo thang.
Với những khách đóng góp cho hoạt động của quán trên 2.000 đồng sẽ nhận được thư cảm ơn.
Thư cảm ơn cho khách đóng góp trên 2.000 đồng. Ảnh: Thái Ngọc.
Để có được địa điểm mở quán, những người chủ trương tổ chức quán đã phải 24 lần hỏi thuê mặt bằng nhưng không được vì nhiều lý do. Khi biết thuê để mở quán cơm từ thiện người chủ của mặt bằng đã hạ xuống còn 10 triệu/tháng, thay vì 30 triệu.
Thức ăn được chuẩn bị sẵn ngăn nắp trên kệ. Ảnh: Thái Ngọc.
Xới cơm cho khách. Ảnh: Thái Ngọc.
Trước mắt quán chỉ bán vào các buổi trưa thứ hai, tư, sáu trong tuần. Tuy nhiên khi có được đóng góp của các cá nhân, tổ chức về vật chất, tình nguyện viên sẽ mở ra nhiều bữa ăn hơn.
Niềm vui có được bữa ăn giá rẻ: Ảnh: Thái Ngọc.
vẫn còn rất nhiều những ng tốt, hi sinh bản thân mình vì sự tồn tại của ng khác
Trả lờiXóathật xúc động
Trả lờiXóaĐúng là lá làn đùm lá rách, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
Trả lờiXóagiữa bộn bề của cuộc sống những người có tấm lòng như vậy thật đáng quý
Trả lờiXóaThật đáng trân trọng, những con người sống vì xã hội
Trả lờiXóaQuả là những việc làm đầy ý nghĩa, thể hiện đúng truyền thống của dân tộc việt nam, lá lành đùm lá rách
Trả lờiXóa