Tại Diễn đàn hàng hải ASEAN và 8 nước đối tác đang diễn ra ở Manila, Trung Quốc đã đã đề xuất lập quỹ hợp tác hàng hải trị giá 3 tỷ Nhân dân tệ (474 triệu USD) với ASEAN, trong đó một số nước thành viên có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.
Các phái đoàn của 10 nước hội viên ASEAN, và 8 nước đối tác gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Australia, New Zealand và Nga đã tham dự Diễn đàn hàng hải mở rộng ASEAN, khai mạc tại Manila vào ngày hôm qua 5/10. Đây là một sáng kiến của Nhật Bản, đưa ra tại Hội nghị Cấp cáo Đông Á tại Bali, Indonesia, năm 2011, nhằm cho phép Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và các đối tác đối thoại khác của ASEAN tham gia Diễn đàn Hàng hải ASEAN.
Các đại biểu trong phiên khai mạc Diễn đàn hàng hải ASEAN lần 3 tại Manila, Philippines, ngày 3/10.
Tại diễn đàn, các nhà ngoại giao đã cùng với các chuyên gia an ninh, các giới chức hải dương và những giới chức khác thảo luận về hợp tác khu vực để bảo vệ tài nguyên biển và các tuyến thương mại vào thời điểm có nhiều căng thẳng vì những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên khắp khu vực.
Trong năm vừa qua, khu vực Biển Đông đã có nhiều sóng gió với việc Việt Nam và Philippines mạnh mẽ phản đối những hành động của Trung Quốc. Và gần đây hơn, Trung Quốc và Nhật Bản đã tranh cãi kịch liệt vì vụ tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Khi phát biểu tại cuộc hội thảo ở Manila, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Tsuruoka Koji, đã hô hào cho việc đặt ra những luật lệ cụ thể hơn, bên cạnh Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, để xử lý những vụ tranh chấp trong hải phận quốc tế. “Cần phải thực hiện thêm những nỗ lực để thiết lập trật tự và luật lệ trên biển dựa trên những đặc tính của mỗi khu vực, phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển. Dĩ nhiên, những nỗ lực này phải được thực hiện thông qua đàm phán hòa bình. Chúng ta phải kiên quyết chống lại ý tưởng nào biện minh cho chủ trương mạnh được yếu thua.” - ông cho hay
Về phần mình, Bắc Kinh đã đề xuất 3 tỷ nhân dân tệ (474 triệu USD) cho Quỹ hợp tác hàng hải với ASEAN. Hiện chưa rõ số tiền này sẽ được dùng cho danh mục nào, nhưng đề xuất được đánh giá là một chỉ dấu nhằm làm giảm nhiệt căng thẳng.
Hãng thông tấn AP dẫn lời Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh cho biết Trung Quốc đã công bố về khoản quỹ trên tại phiên khai mạc Diễn đàn hàng hải ASEAN mở rộng ngày 5/10. Ông cũng cho biết ASEAN và Trung Quốc đang thảo luận về những hoạt động hàng hải khoản có thể dùng đến khoản quỹ này. ASEAN và Trung Quốc đã hợp tác trong các vấn đề hàng hải, như an toàn hàng hải, đa dạng sinh học và tìm kiếm cứu nạn.
Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh cho biết tất cả các nước tham dự hội nghị đều thừa nhận là các vụ tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết bằng đường lối hòa bình: “Chúng tôi đã cùng khẳng định là cần phải bảo đảm cho một môi trường hòa bình, ổn định và an ninh trên biển, kể cả việc các bên cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển và phải tự chế để ngăn không cho những vụ tranh chấp lãnh thổ trở thành những vụ xung đột.”
Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nói thêm rằng tinh thần chung của cuộc họp này là cần phải tìm kiếm những linh vực hợp tác và đối phó với những “thách thức” trong đó có tranh chấp chủ quyền.
Trong khi đó, vào ngày thứ tư vừa qua, tại diễn đàn hàng hải ASEAN, Philippines đề xuất các nước Đông Nam Á tạo một hệ thống chia sẻ thông tin khu vực để theo dõi tốt hơn các vùng biển trước các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, cướp biển, buôn lậu và sự suy giảm nghiêm trọng các nguồn tài nguyên biển.
Phái đoàn Mỹ tham dự hội nghị cho báo chí biết rằng họ đã tham gia những cuộc thảo luận chi tiết về tự do hải hành, hoạt động thương mại hợp pháp, và khai thác tài nguyên.
Phan Anh
Theo Philippines Star, AP
Liệu thật sự TQ đã ngừng tay và thức sự muốn hợp tác cùng phát triển với Asean, hay chỉ là chiều bài mới của TQ nhằm xâm nhập vào các hoạt động hàng hải của Asean để thực hiện âm mưu của mình
Trả lờiXóaVới âm mưu và dã tâm của Trung Quốc, đây phải chăng là một nước cờ mang tính chiến lược của nhằm kết thân sau đó từng bước độc bá biển Đông.
Trả lờiXóaKhông hiểu động thái này của Trung Quốc có làm dịu đi sự gay gắt của vấn đề chủ quyền trên biển Đông không? Nhưng nếu có thể giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, ổn đinh và phát triển thì là điều không thể tuyệt vời hơn.
Trả lờiXóaLiệu đây là sự hợp tác thật sự của TQ hay chỉ là cái cở để TQ len lỏi vào Asean đê tiếp tục một mưu đồ khác
Trả lờiXóathật gia ý định thật của trung quốc là j đây. Định gần gũi để dần dần chia rẻ rồi chiếm từng hòn đảo 1 trên biển đông chăng thật khá nghi
Trả lờiXóa