Từ ngày 25/9 đến 1/10, Phiên thảo luận chung của Ðại hội đồng LHQ khóa 67 đã diễn ra tại Trụ sở LHQ ở Niu Oóc (Mỹ) với sự tham dự của đại diện cấp cao của 193 nước thành viên LHQ, bàn về tình hình kinh tế, chính trị thế giới và các khu vực, nhất là tình hình bất ổn tại Trung Ðông - Bắc Phi, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, thách thức đối với việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs), xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững, vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh lương thực...
Phát biểu ý kiến tại Phiên thảo luận chung, Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh hoan nghênh việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế; khẳng định, LHQ cần đề cao việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ. Trưởng đoàn Việt Nam đánh giá cao ý nghĩa của việc kỷ niệm 30 năm Ngày mở ký Công ước LHQ về Luật Biển. Thứ trưởng Phạm Quang Vinh khẳng định, Việt Nam hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố sáu nguyên tắc của ASEAN về Biển Ðông cũng như việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC). Là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của LHQ trong 35 năm qua, Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào các công việc của LHQ, phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và thịnh vượng chung của các dân tộc. Ðặc biệt, Việt Nam đang triển khai hiệu quả Sáng kiến thống nhất hành động của LHQ, đồng thời mong muốn đóng góp nhiều hơn thông qua việc ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Tại khóa họp thứ 21 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) kéo dài hai tuần, Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia các hoạt động để tiến tới việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016. Ðại sứ Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh cơ quan LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác đã phát biểu ý kiến cho biết, Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác với các nước vì mục tiêu bảo đảm hòa bình, an ninh, thịnh vượng và phát triển con người.
Theo nhandan.com.vn
Việt Nam đang triển khai hiệu quả Sáng kiến thống nhất hành động của LHQ, đồng thời mong muốn đóng góp nhiều hơn thông qua việc ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Trả lờiXóaViệt Nam đã và đang tham gia tích cực trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. do đó, tiếng nói của Việt Nam ngày càng có ảnh hưởng hơn
Trả lờiXóacác tranh chấp quốc tế đều có thể dẫn đến chiến tranh nổ ra,vì vậy chúng ta cần phải giải quyết vấn đề này,một trong những nước có chủ trương giải quyết hòa bình này là việt nam
Trả lờiXóaViệt Nam luôn ủng hộ việc giải quyết tranh chấp trên biển nói riêng và những vấn đề quốc tế nói chung bằng hòa bình, ổn định và phát triển.
Trả lờiXóaGiải quyết tất cả tranh chấp bằng hòa bình, ổn định là mong muốn của tất cả các quốc gia yêu chuộng hòa bình. Và Việt Nam là một trong số đó.
Trả lờiXóa