Đông Phong
Dân chủ, nhân quyền vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng XHCN. Dân chủ gắn chặt với phát triển, mỗi bước phát triển kinh tế, xã hội là mỗi bước quyền làm chủ của nhân dân được củng cố. Nhân quyền là quyền của con người, đã và đang là mối quan tâm chung của nhân loại và ngày càng trở thành đề tài thu hút sự chú ý của dư luận thế giới. Tuy nhiên các thế lực thù địch luôn lợi dụng cái gọi là “dân chủ, nhân quyền” của chúng nhằm bóp méo, tuyên truyền, xuyên tạc một số chính sách pháp luật của Nhà nước ta nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, coi trọng quyền con người là truyền thống lâu đời của dân tộc, trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần nhân ái: “Thương người như thể thương thân” và truyền thống nhân đạo “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” không ngừng được vun đắp và phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã đứng lên chống thực dân, đánh đuổi đế quốc để giải phóng dân tộc, giành độc lập và thống nhất Tổ quốc thì vấn đề bảo vệ và thực hiện quyền con người được nâng lên mang ý nghĩa sâu sắc.
Dân chủ và nhân quyền là hai vấn đề gắn bó chặt chẽ với nhau. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng XHCN. Dân chủ gắn chặt với phát triển, mỗi bước phát triển kinh tế xã hội là mỗi bước quyền làm chủ của nhân dân được củng cố, xã hội có dân chủ thì quyền con người mới được bảo đảm một cách công bằng.Chính vì vậy trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin về quyền con người, xuất phát từ nhận thức về dân chủ, nhân quyền và tình yêu thương con người vô hạn, chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Ngay trong lời nói đầu bản Tuyên ngôn độc lập 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định các quyền cơ bản của con người và của dân tộc, Người đã vạch rõ: “...điều đó có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Trải qua biết bao khó khăn, gian khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dân tộc ta đã giành lại độc lập, tự do, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp, nhân dân ta được sống cuộc sống thanh bình, yên ấm, các quyền cơ bản của con người được đảm bảo. Đấu tranh đi lên từ những khó khăn đầy cam go thử thách, hơn ai hết nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn hiểu sâu sắc về ý nghĩa của cuộc đấu tranh vì con người và quyền con người.
Sau chiến tranh chúng ta phải từng bước xây dựng lại đất nước, chưa có điều kiện hoàn chỉnh lại hệ thống luật pháp, nhưng các Hiến pháp 1946, 1959, 1982, 1992 cũng như các văn bản pháp luật của Nhà nước ta đều chú trọng bảo vệ các quyền công dân, quyền con người nói chung phù hợp với luật pháp quốc tế. Tháng 9/1977 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. Đến nay Việt Nam đã tham gia phê chuẩn 8 công ước quốc tế về nhân quyền trong đó có 2 công ước quan trọng về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá và các quyền dân sự và chính trị.
Chúng ta đã đóng góp việc thống nhất quan điểm Quốc tế là thừa nhận cả tính phổ biến và tính đặc thù của nhân quyền, cho chúng là không thể tách rời mà bổ sung cho nhau. Như vậy, nhân quyền là vấn đề thuộc quyền xử lý của từng quốc gia, dựa trên những nguyên tắc và cơ sở luật pháp quốc tế, đồng thời là lĩnh vực hợp tác quốc tế. Chúng ta không chấp nhận việc lợi dụng dân chủ, nhân quyền để can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam cũng như của bất kỳ nước nào khác. Việt Nam chủ trương giải quyết những hạn chế, vướng mắc về nhân quyền chủ yếu là trách nhiệm của chính phủ nước sở tại, với sự hợp tác, giúp đỡ của các cơ quan Liên hợp quốc, của các tổ chức Quốc tế hoặc các nước khác.
Với những quan điểm cơ bản về dân chủ, nhân quyền nhất quán và đúng đắn, phù hợp với xu thế thời đại, Nhà nước ta luôn tôn trọng Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và các Công ước quốc tế về quyền con người. Quyền con người luôn gắn liền với lịch sử, truyền thống và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hoá của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Bảo vệ và thực thi quyền con người là trách nhiệm và quyền hạn của từng quốc gia, phù hợp với những chuẩn mực quốc tế. Chúng ta kiên quyết chống lại việc áp đặt, can thiệp về nhân quyền làm điều kiện cho viện trợ phát triển và quan hệ quốc tế.
Do vậy trong điều kiện hiện nay, một lần nữa Đảng ta lại xác định mục tiêu nhất quán của sự nghiệp cách mạng nước ta là: “Vì độc lập- vì tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta trước sau như một đều thể hiện ý chí bảo vệ quyền độc lập tự quyết và bảo vệ quyền con người, tất cả vì con người”. Đó cũng chính là tư tưởng, là ham muốn tột bậc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhân quyền đối với nhân dân, đất nước ta.
Giá trị tư tưởng nhân quyền của Hồ Chí Minh là ở chỗ, nó là hoài bão, hơn thế nữa là phương pháp luận để chúng ta tìm tòi, hành động với những giải pháp đúng. Nó phải là sự tiếp nối của chúng ta, để làm được những gì Hồ Chí Minh chưa làm, để cho chúng ta được đứng ở một tầm cao mới. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được các thế hệ kế tiếp thể hiện bằng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta luôn lấy con người làm trọng tâm để thực hiện các quyền của con người. Các quyền tự do thân thể, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp...đều được Nhà nước CHXHCN Việt Nam tôn trọng và bảo đảm người dân thực hiện các quyền mà mình hưởng.
Ngày nay, đất nước đang trong quá trỡnh đổi mới và phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện mục tiêuDân giàu, nước mạnh, xó hội công bằng dân chủ, văn minh,chính là sự kế tục và phát triển những tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền con người của Đảng ta trong điều kiện mới. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đời sống người dân được cải thiện, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong thời gian tới. Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trỡ tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hỡnh tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xó hội, an sinh xó hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phũng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xó hội; nõng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.Trong đó, trọng tâm chỉ đạo điều hành là thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, bắt đầu từtái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp và tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng.
Sự thật về nhân quyền ở Việt Nam đó được lịch sử chứng minh, bầu bạn trên thế giới ca ngợi, thế mà trớ trêu thay, một số thế lực hàng năm vẫn cứ lặp đi, lặp lại luận điệu cũ rích, vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm nhân quyền. Khẳng định quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà nước ta, một lần nữa để khẳng định rằng, nhân quyền là vấn đề quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước từ trước tới nay, đó là một chân lý không một ai có thể thay đổi được.
Nhân quyền đã được nước ta chứng minh trong lịch sử và được nhiều nước trên thế giới công nhận
Trả lờiXóa