Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng nước ngoài xuất hiện nhiều luận điệu vu cáo Việt Nam vi phạm “tự do báo chí”. Các luận điệu này đều tập trung cho rằng báo chí ở Việt Nam là báo chí “quốc doanh” chỉ phục vụ cho lợi ích của một thiểu số người cầm quyền; báo chí đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phải nói theo những định hướng có sẵn của Ban Tuyên giáo Trung ương và không có quyền độc lập trong hoạt động của mình; Chính phủ Việt Nam kiểm soát gắt gao và bóp nghẹt tự do báo chí, các phóng viên, nhà báo không được tự do phản ánh hết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống đất nước, nhất là những vấn đề mang tính chất mặt trái, tiêu cực trong xã hội; Tại Việt Nam không có báo chí độc lập, nhà báo phải nói theo khuôn mẫu định sẵn, không được tự do sáng tạo, những tin, bài có ý kiến ngược chiều đều bị gây khó dễ và xử lý...
Xung quanh vấn đề này, thiết nghĩ cần thống nhất ở một số điểm sau:
- Thứ nhất, vấn đề “tự do báo chí” có quan hệ chặt chẽ với tính giai cấp của báo chí. Đòi hỏi tự do báo chí tuyệt đối, thực chất là muốn phủ nhận tính giai cấp của báo chí. Trong xã hội có giai cấp, báo chí bao giờ cũng mang tính giai cấp, là vũ khí đấu tranh giai cấp. Điều đó thể hiện ở tôn chỉ, mục đích, phương hướng hoạt động, bố trí nhân sự trong các cơ quan báo chí; sự lựa chọn đối tượng để phản ánh và thái độ của tác giả trong quá trình phản ánh. Đây là vấn đề mang tính qui luật khách quan. Vì thế ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới không thể có “tự do báo chí tuyệt đối”, báo chí luôn luôn phải phù hợp với lợi ích của giai cấp đã thành lập ra nó. ở Việt Nam báo chí phải phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động mà Đảng Cộng sản là tiên phong, là đại diện ưu tú. Mác đã từng nói: “báo chí tự do là báo chí nhân dân, báo chí chân chính, báo chí đích thực”. Còn ở các nước tư bản, thực chất báo chí của giai cấp tư sản cũng nhằm phục vụ quyền lợi của các nhà tư bản, nằm trong tay một số nhà tư bản lớn tạo nên sự độc quyền về báo chí với những ông vua báo chí, thâu tóm mọi hoạt động và lợi nhuận của báo chí.
- Thứ hai, quyền tự do báo chí phụ thuộc vào đặc thù kinh tế xã hội, trình độ phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Mỗi quốc gia có đặc thù riêng vì vậy quyền tự do báo chí phải phù hợp với các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng ở quốc gia đó. Quyền tự do báo chí ở Việt Nam không thể giống quyền tự do báo chí của Mỹ, Anh hay bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Báo chí không thể không sinh ra từ một cơ sở hạ tầng và vượt qua các thành tố khác của kiến trúc thượng tầng. Không thể có sự giống nhau về quyền tự do của nền báo chí các nước. Tự do báo chí không phải là quyền được nói tất cả mà phải đặt trong khuôn khổ và phù hợp với quy luật khách quan của quốc gia, dân tộc đó. Vì thế, không thể áp đặt một kiểu “tự do báo chí” chung chung cho tất cả các quốc gia, các dân tộc, những nước có thể chế chính trị khác nhau, trình độ kinh tế - xã hội khác nhau, nền văn hoá khác nhau...
- Thứ ba, ở Việt Nam luôn có tự do báo chí. Điều này được thể hiện rõ trong các quy định pháp luật cũng như thực tiễn đời sống báo chí đất nước. Điều 69, Hiến pháp 1992 nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin”; đồng thời Luật báo chí 1999 cũng dành 02 chương (Chương I, Điều 2; Chương II, điều 4, điều 5 ) quy định cụ thể về Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Mặt khác, để mọi công dân nói chung, phóng viên nói riêng thực hiện đúng Luật báo chí, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết thi hành luật này. Bên cạnh đó, với những đối tượng lợi dụng quyền tự do báo chí để hoạt động chống lại Đảng và Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, pháp luật cũng đưa ra những hình thức chế tài để xử lý, đảm bảo cho quyền tự do báo chí được thực thi theo đúng nghĩa của nó. Điều 33, Hiến pháp 1992 nêu rõ: “nghiêm cấm những hoạt động văn hoá, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức, lối sống tốt đẹp của người Việt Nam...”; Điều 10 Luật Báo chí quy định những điều không được thông tin trên báo chí. Những qui định của Việt Nam là phù hợp với tinh thần chung của Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 và cũng thể hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mọi công dân hoạt động trên lĩnh vực báo chí. (Mục 29 - Tuyên ngôn nhân quyền Liên hợp quốc: “Trong khi thực hiện các quyền và các quyền tự do của mình, mọi người phải tuân thủ những hạn chế đã được luật pháp quy định với mục đích công nhận và tôn trọng các quyền tự do của người khác và để đáp ứng nhu cầu về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung”). Như vậy những đối tượng đó đã cố tình không hiểu những quy tắc chung không những được nhân dân Việt Nam mà cả nhân loại thừa nhận.
Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện cho báo chí phát triển. Đến nay toàn quốc đã có 777 cơ quan báo chí với 710 cơ quan báo in (896 ấn phẩm); 67 đài phát thanh, truyền hình, 25 cơ quan báo điện tử, 160 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí và trên 4 triệu trang tin điện tử khác của cá nhân, tổ chức. Cơ sở vật chất, kĩ thuật của nhiều cơ quan báo chí được trang bị hiện đại, đời sống cũng như điều kiện tác nghiệp của phóng viên báo chí được đảm bảo. Chính phủ Việt Nam tăng cường tiếp xúc, đối thoại với các cơ quan báo chí trong và ngoài nước, đáp ứng thông tin kịp thời cho báo chí về các sự kiện chính trị - kinh tế - xã hội - văn hoá của đất nước. Quan hệ hợp tác quốc tế về báo chí được mở rộng, nhiều tác phẩm báo chí của Việt Nam được trao giải thưởng quốc tế. Rõ ràng những luận điệu vu cáo Việt Nam vi phạm “quyền tự do báo chí” là không có cơ sở.
Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế. Quyền tự do báo chí nói riêng cũng như các quyền cơ bản khác của con người nói chung đang được Nhà nước Việt Nam không ngừng mở rộng và bảo đảm. Những người cố tình hiểu sai về “tự do báo chí” cũng như thực trạng báo chí Việt Nam tất yếu sẽ là những kẻ lạc điệu và bị dư luận trong nước và thế giới lên án./.
Người viễn xứ!
Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế. Quyền tự do báo chí nói riêng cũng như các quyền cơ bản khác của con người nói chung đang được Nhà nước Việt Nam không ngừng mở rộng và bảo đảm. Những người cố tình hiểu sai về “tự do báo chí” cũng như thực trạng báo chí Việt Nam tất yếu sẽ là những kẻ lạc điệu và bị dư luận trong nước và thế giới lên án.
Trả lờiXóaNhà nước Việt Nam luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện cho báo chí phát triển
Trả lờiXóako thể chấp nhận dc lời lẽ như thế.
Trả lờiXóaNhững người cố tình hiểu sai về “tự do báo chí” cũng như thực trạng báo chí Việt Nam tất yếu sẽ là những kẻ lạc điệu và bị dư luận trong nước và thế giới lên án./.
Trả lờiXóa