Không nên thành lập Tòa án Hiến pháp ở Việt Nam
Gần đây, trong các ý kiến tham gia dự thảo bổ sung, sửa đổi Hiến pháp 1992 có nhiều ý kiến đề nghị thành lập Tòa án Hiến pháp. Nghe ra thì có vẻ “thời sự”, thậm chí còn bức thiết đấy. Nhưng có lẽ cái mà nhiều người còn chưa ngẫm tới là đưa ra một hệ thống những câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi sau đây:
1.Tòa án Hiến pháp là gì?
2. Tại sao phải có Tòa án Hiến pháp?
3. Thành lập Tòa án Hiến pháp để làm những công việc gì?
4. Những quốc gia nào đã thành lập Tòa án Hiến pháp?
5. Cơ chế hoạt động của Tòa án Hiến pháp?
Thôi thì tôi cũng mạnh dạn đưa ra câu trả lời cho 5 câu hỏi trên. Và lẽ đương nhiên đó cũng là 5 lý do để KHÔNG NÊN THÀNH LẬP TÒA ÁN HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM!
Thứ nhất, Hiến pháp là đạo luật gốc, là “đạo luật của các đạo luật”; bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới đều có Hiến pháp của quốc gia mình. Đó vừa là những quy định “chung nhất” những đồn thời đó cũng là ý chí của toàn thể nhân dân trong mỗi quốc gia dân tộc. Với tính chất quan trọng như vậy thì lẽ đương nhiên là phải “bảo vệ Hiến pháp”. Chắc có lẽ thế cho nên mới xuất hiện khái niệm “bảo hiến”.
Ấy vậy mà vẫn còn bàn luận, thậm chí là “tranh cãi” về cái khái niệm đó. Có người cho rằng “bảo hiến” là bảo vệ Hiến pháp; những cũng có người cho rằng khái niệm đó phải được hiểu là kiểm tra và giám sát việc thực hiện Hiến pháp. Theo tôi, cái nghĩa của khái niệm đó cụ thể và chi tiết như thế nào chưa cần bàn ở đây. Điều quan trọng về nhận thức đó là “phải bảo vệ Hiến Pháp”.
Xuất phát từ mục tiêu đó, đối chiếu với thực tế thấy rằng: phải chăng ý kiến muốn thành lập Tòa án Hiến pháp cũng là để bảo vệ Hiến pháp? Cứ cho là thế đi vì Tòa án từ xưa đến nay là để bảo vệ lẽ phải. Nhưng nếu suy như vậy thì chẳng lẽ từ trước tới giờ Hiến pháp không được bảo vệ sao? Sai lầm!
Từ khi ra đời đến nay, Hiến pháp Việt Nam luôn kẳng định vai trò của mình, thể hiện được ý chí của toàn thể nhân dân Việt Nam. Hiến pháp đó được bảo vệ và thưc thi thông qua cụ thể hóa việc thực hiện các văn bản của Nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau. Lịch sử đã chứng minh điều đó. Thành quả hiện nay, khi mà đất nước ngày càng giàu mạnh, đời sống nhân dân ngày càng ấm no hạnh phúc, nước ta từ một nước nghèo trở thành nước có nền kinh tế đang phát triển…Có thể trong quá trình xây dựng, ở đâu đó còn một vài sai lầm, nhưng đó không phải là bản chất, mà chỉ là cách làm chưa đúng, có thể khắc phục tức thì. Vậy thì, thành lập Tòa án Hiến pháp để làm gì nữa khi mà mấy chục năm nay Hiến pháp vẫn đang được bảo vệ và thực thi?
Thứ hai, giả sử có thành lập Tòa án Hiến pháp đi chăng nữa, thì một vấn đề đặt ra là: Tòa án Hiến pháp gồm những ai? Những người đó như thế nào? Gồm bao nhiêu người, tiêu chí để chọn lựa những người đó thế nào?...Thôi thì cứ giả sử tất cả yếu tố đó đều trọn vẹn, đều tuyệt vời đi nữa thì cũng chưa chắc đã ổn đâu? Vì sao ư? Thế này nhé, như trên đã nói, Tòa án Hiến pháp được thành lập ra là để bảo vệ Hiến pháp, đảm bảo Hiến pháp được thực thi, không cho phép bất cứ ai, bất cứ hành động nào vi Hiến. Vì vậy mà, Tòa án Hiến pháp có quyền “tối thượng”, sẵn sàng ra phán quyết để “bảo vệ Hiến pháp”. Tòa án Hiến pháp đứng ngoài, thậm chí đứng trên các cơ quan quyền lực khác để phán quyết. Chính vì thế mà…nếu phán quyết đó là sai thì cơ chế nào để bác bỏ (vì Tòa án Hiến pháp là cao nhất rồi). Điều này rõ ràng là không phù hợp với cơ chế “bảo vệ Hiến pháp” đang được thực hiện ở Việt Nam hiện nay. Các văn bản luật, dưới luật…cũng là bảo vệ vào thực hiện Hiến pháp; việc thực hiện đều có sự kiểm tra, giám sát để bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với thực tế của đời sống xã hội đang biến đổi từng ngày. Đó là lý do để không thành lập Tòa án Hiến pháp.
Thứ ba, khi Tòa án hiến pháp được thành lập thì sẽ hoạt động thế nào, tiến hành những công việc gì? Hay là chỉ có bảo vệ Hiến pháp. Thì chả như vậy chứ còn thế nào. Thành lập ra nói chung là thế, còn nói riêng thì…nào là giám sát, nào là thanh tra sai phạm, ra quyết định…Thế thì mấy việc đó từ xưa đến nay cũng đã và đang làm rồi. Thông qua hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thông qua quyền giám sát của nhân dân để đảm bảo thực hiện đúng quy định của Hiến pháp. Nhân dân là người có quyền lực lớn nhất trong giám sát việc đảm bảo Hiến pháp chứ không phải ai khác. Đó là lý do để không thành lập Tòa án Hiến pháp.
Thứ tư, Nhìn ra thế giới thì cũng có nước đã thành lập mô hình kiểu như Tòa án Hiến pháp. Nhưng hãy nhìn xem cái mô hình ấy làm những nhiệm vụ gì. Ở các nước đó, họ có nói đến “dân chủ”, “bảo vệ quyền lợi”. Nhưng đó là quyền lợi của Tư bản. Hơn thế, dù họ có nhiều đảng nhưng bản chất các đảng đấy đều là đảng đại diện cho giai cấp tư sản. Vì thế là lẽ đương nhiên cái mô hình Tòa án Hiến pháp là bảo vệ quyền lợi của “Tư bản”, củng cố vững chắc hơn vị trí của họ. Điều kiện xã hội ở Việt Nam không thể như các nước đó được, không giống họ về nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Ai đó lấy mô hình đó là áp đặt là rất máy móc. Đó là lý dođể không thành lập Tòa án Hiến pháp.
Thứ năm, ai đã đưa ra mô hình hoạt động của Tòa án Hiến pháp như thế nào chưa? Hoạt động của Tòa án Hiến pháp có phụ thuộc vào cơ quan nào khác không. Hay rằng, nó là “tối thượng” có quyền phán quyết “độc lập” thì phải đặt nó độc lập, đứng “ngoài” Đảng. Thế thì chắc chắn là không được. Đảng lãnh đạo đất nước, lấy chủ nghĩa Mac – lênin và tư tưởng Hồ Chí minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố cho mọi thắng lợi của cách mạng. Hiện nay Đảng tiếp tục khẳng định vao trò của mình trong lãnh đạo đất nước phát triển; thực hiện dân chủ, công bằng, văn minh. Khi chưa rõ về Tòa án Hiến pháp thì đừng học theo và áp đặt vội vàng! Đó là lý do để không thành lập Tòa án Hiến pháp.
Quyền làm chủ đất nước luôn thuộc về nhân dân! Không cần một Tòa án để khẳng định điều đó!
Người Thủ Thư!
tòa án hiến pháp à, dù xét trên bất cứ tiêu chí cũng như lý do nào thì cũng không cần thiết và không nên thành lập cái tổ chức này ,và thực tế thì đảng và nhà nước ta luôn luôn xác định được điều đó, vậy thì ý kiến này xuất phát từ đâu, đó hoàn toàn là những ý kiến xuất phát từ những người mang danh là hoạt động dân chủ mà thôi, ý đồ của họ thì chẳng tốt đẹp gì rồi, ai cũng biết cả
Trả lờiXóavới 5 lý do này thì chung ta đã hiểu rằng rất không nên có những hành động đòi cũng như ủng hộ cho việc thành lập tòa án hiến pháp ở việt nam, đó là điều không hề tốt đẹp gì cho đất nước cả, đó hoàn toàn là những luận điệu sai trái của một số kẻ xấu trong và ngoài nước với mong muốn gây ra những sự việc phức tạp trong nước mà thôi
Trả lờiXóa