Cumoi@
Ngày nay, tham nhũng đã vượt ra khỏi biên giới của các quốc gia và trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu. Đối với bất kỳ quốc gia, dân tộc nào thì tham nhũng luôn là một nguy cơ tiềm tàng trong sự ổn định và phát triển đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Theo Cumoi@ có thể nhận diện hậu quả, tác hại của tham nhũng trên mấy khía cạnh sau:
- Thứ nhất, tham nhũng đe dọa sự ổn định chính trị. Tham nhũng và những tác động của nó được ví như dịch bệnh nguy hiểm có thể phá vỡ bất kỳ thể chế chính trị nào. Một đảng cầm quyền còn để xảy ra tham nhũng thì nguy cơ mất quyền là rất cao vì phải chịu nhiều áp lực cả về chính trị lẫn xã hội. Tham nhũng có thể tạo ra những khủng hoảng chính trị do niềm tin của người dân vào Đảng cầm quyền, bộ máy nhà nước bị suy giảm. Lê nin từng chỉ rõ: Nếu có cái gì đó sẽ làm tiêu vong chúng ta thì chính là quan liêu, tham nhũng; nếu không thành công trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng thì sớm hay muộn, đến lượt nó, tệ quan liêu tham nhũng sẽ làm tiêu vong sự nghiệp của những người cộng sản.
- Thứ hai, tham nhũng gây ra tác hại rất nghiêm trọng đối với phát triển kinh tế. Tham nhũng làm chậm nhịp độ phát triển kinh tế, phá vỡ những chiến lược và kế hoạch phát triển, gây thiệt hại vật chất rất lớn cho nhà nước và người dân. Trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, tham nhũng luôn là mối đe dọa đến hiệu quả của sự hợp tác song phương và đa phương, là một trong các nguyên nhân quan trọng và chủ yếu nhất kìm hãm sự phát triển của thế giới hiện đại. Tham nhũng được xem là một tác nhân làm suy yếu thị trường ở ba khía cạnh: Như một loại “thuế”, là hàng rào cản trở sự tham gia vào thị trường; gây ảnh hưởng xấu tới tính hợp pháp của nhà nước; cản trở khả năng cung cấp những thể chế hỗ trợ thị trường. Theo một báo cáo phát triển thế giới của World Banhk tham nhũng có thể gây ra hậu quả xấu cho nền kinh tế thị trường chủ yếu từ các khía cạnh sau:
+ Tham nhũng làm méo sự lựa chọn chính sách
+ Tham nhũng là một loại hoạt động kinh tế ngầm, khó kiểm soát, bất ổn, cản trở đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Ví như nghiên cứu ở Uganda cho thấy tăng 1% số tiền hối lộ mà các doanh nghiệp phải trả thì giảm tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp 3%, trong khi tăng 1% thuế chỉ làm giảm tăng trưởng của doanh nghiệp 1%
+ Tham nhũng làm suy giảm các lực lượng cạnh tranh vốn có của thị trường, thị trường ít tính cạnh tranh hơn vì các doanh nghiệp mới và nhỏ bị cản trở bởi tham nhũng, đến mức họ sẽ không tham gia vào được thì trường. Mặt khác tham nhũng thường đi kèm với chi tiêu công cộng dành cho y tế và giáo dục thấp hơn và như vậy nó làm cho người nghèo ít có cơ hội tham gia vào thị trường.
Ngân hàng thế giới trong tài liệu Chống tham nhũng ở Đông á-Giải pháp từ khu vực kinh tế tư nhân cho rằng tham nhũng cản trở sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, là một trở ngại nghiêm trọng nhất cho kinh doanh. Tham nhũng làm cạn nguồn đầu tư nội địa, làm giảm đáng kể các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tham nhũng không chỉ gây trở ngại cho hoạt động kinh tế vĩ mô mà còn kìm hãm hoạt động của các hãng riêng lẻ.
- Thứ ba, tham nhũng làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội, phá hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Hơn nữa, tham nhũng đem lại sự nghèo khổ cho một bộ phận không nhỏ những người lao động chân chính, làm tha hóa biến chất bộ máy quan chức trong lĩnh vực công. Bộ công cụ chống tham nhũng của Liên hợp quốc cho rằng tham nhũng có khuynh hướng làm tập trung của cải, làm tăng khoảng cách giàu nghèo, bảo vệ vị trí và lợi ích của quan tham bằng những biện pháp bất hợp pháp, nuôi dưỡng các hình thức phạm tội, thậm chí cả khủng bố. Công ước Luật dân sự về chống tham nhũng của Hội đồng châu Âu cũng nhấn mạnh rằng “tham nhũng là mối đe dọa lớn đối với nguyên tắc pháp quyền, dân chủ và quyền con người, công bằng và công lý xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, đe dọa đến sự vận hành đúng đắn và công bằng của các nền kinh tế thị trường”. Công ước liên minh châu Phi về phòng, chống tham nhũng cho rằng tham nhũng đe dọa tự do, bình đẳng, công lý và nhân phẩm, đe dọa nguyện vọng chung của nhân dân châu Phi về một cuộc sống tốt hơn, về thúc đẩy nhân quyền, dân chủ, pháp quyền, ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội. Tham nhũng làm giảm chế độ trách nhiệm và tính minh bạch trong quản lý các công việc nhà nước cũng như phát triển kinh tế xã hội.
- Thứ tư, tham nhũng còn liên kết với các tội phạm khác, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, tội phạm kinh tế, tội phạm tẩy rửa tiền làm thất thoát và sử dụng sai trái một phần quan trọng nguồn lực các quốc gia, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ổn định chính trị và phát triển bền vững của các nước đó. Công ước Liên châu Mỹ về Chống tham nhũng thừa nhận rằng “tham nhũng làm giảm tính chính đáng của các cơ quan công quyền, xâm hại xã hội, nền tảng đạo đức và công lý cũng như sự phát triển toàn diện của con người”. Công ước cũng đánh giá rằng, tham nhũng thường là công cụ được bọn tội phạm có tổ chức sử dụng để thực hiện các mục tiêu của chúng, sự gắn bó giữa tham nhũng và buôn bán trái phép chất ma túy, làm giảm và đe dọa đến các hoạt động thương mại, tài chính hợp pháp và xã hội ở mọi cấp độ.
Kết thúc bài viết Cumoi@ xin trích dẫn đánh giá của Công ước về chống tham nhũng của Liên hợp quốc năm 2003 về tham nhũng. Công ước cho rằng cho rằng tính nghiêm trọng của các vấn đề do tham nhũng gây ra có thể đe dọa sự ổn định, an ninh xã hội, xâm hại các thể chế và giá trị dân chủ, các giá trị đạo đức, công lý, cản trở sự phát triển bền vững và nguyên tắc nhà nước pháp quyền. Do đó thiết nghĩ mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam phải chung tay để đối phó có hiệu quả với tình trạng này.
Tham nhũng có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước và làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tội phạm tham nhũng này quả là quá nguy hiểm
Trả lờiXóaCác đối tượng tham nhũng đã lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế, chính sách để thực hiện hành vi tham nhũng. Thậm chí, kẻ tham nhũng lại lợi dụng yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát và các biện pháp khác để doạ dẫm, đòi hối lộ của các đối tượng bị thanh tra, kiểm tra. Cơ chế, chính sách đã trở thành công cụ để thực hiện những lợi ích cá nhân.
Trả lờiXóaTham nhũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới tất cả mọi mặt của đời sống, không chỉ đối với nhân dân trong nước mà với cả các nhà đầu tư nước ngoài, tham nhũng sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư nếu chúng ta không có biện pháp kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi mặc dù Việt Nam được coi là quốc gia ổn định, an toàn về chính trị, xã hội.
Trả lờiXóaHiện nay, tình hình tham nhũng ở nước ta đã ở mức nghiêm trọng, đáng báo động. Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cấp Trung ương, ở những chương trình, dự án lớn mà còn xuất hiện nhiều trong các cấp chính quyền cơ sở - là cơ quan tiếp xúc với nhân dân hằng ngày, giải quyết những công việc liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhân dân. Tham nhũng có thể đánh đổ cả hệ thống chính trị nếu không bị tiêu diệt kịp thời
Trả lờiXóaNhững vụ tham nhũng lớn bị phát hiện ngày càng tăng về số lượng, mức độ thiệt hại, thất thoát. Đi cùng với nó, nhiều vụ “tham nhũng nhỏ” diễn ra công khai. Điều đó làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, gây ra sự bất bình, bức xúc, thậm chí phản ứng của nhân dân đối với chính quyền.
Trả lờiXóaTác hại nguy hiểm của tệ tham nhũng, lãng phí gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc thực hiện chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội hoặc một nhiệm vụ quản lý nhất định của Nhà nước, gây suy giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Cần mạnh tay nghiêm trị hơn đối với loại tội phạm này
Trả lờiXóaTệ quan liêu, tham nhũng và suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy của Đảng và Nhà nước suy yếu, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ bị xói mòn. Nạn tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, kéo dài, gây bất bình trong nhân dân và là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta chứ không còn đơn giản là 1 loại tôi phạm đơn giản nữa
Trả lờiXóaHiện nay thì tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước. Không biết đến bao giờ loại tội phạm này mới bị quét sạch mang lại môi trường phát triển lành mạnh cho đất nước nữa.
Trả lờiXóaThời gian qua, hàng loạt vụ tham nhũng lớn, nghiêm trọng đã bị phát hiện như: vụ Dệt Nam Định, vụ Tamexco, vụ EPCO Minh Phụng, vụ Mường Tè, vụ Lã Thị Kim Oanh, vụ việc ăn hối lộ trong đường dây chạy Quota dệt may, vụ điện kế điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh… Giá trị tài sản bị thiệt hại, bị thất thoát liên quan tới tham nhũng của mỗi vụ lên tới hàng chục, hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỉ đồng nhưng chế tài xử phạt loại tội phạm này còn quá nhẹ và gặp rất nhiều lực cản, mong rằng thời gian tới tình hình này có thể được cải thiện
Trả lờiXóaCon số về mức độ thất thoát và thiệt hại đối với ngân sách nhà nước thời gian vừa qua của các vụ đại án tham nhũng quả là quá mức khủng khiếp, thời gian tới có lẽ chúng ta nên phải xây dựng một co chế giám sát tài sản của cán bộ thật tốt để phát hiện sớm và có các biện pháp thu hồi triệt để tài sản tham nhũng
Trả lờiXóaTham nhũng không chỉ phát sinh ở trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai… mà còn có xu hướng lan sang các lĩnh vực mà từ trước tới nay ít có khả năng xảy ra tham nhũng như: văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao... Nó len lỏi đến mọi mặt của đời sống xã hội và trở thành nguy cơ lớn hơn bao giờ hết đe dọa đến sự tồn vong của chế độ, của đất nước
Trả lờiXóaĐiều đáng báo động là một số cán bộ, công chức coi việc tham nhũng trở thành bình thường. Họ cho rằng, đối tượng quản lý đương nhiên phải "bồi dưỡng" khi muốn thực hiện các công việc thuộc trách nhiệm của người cán bộ, công chức. Đó chính là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức một cách nghiêm trọng. Hơn thế, tham nhũng còn xâm phạm những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, khi người thực hiện hành vi tham nhũng là giáo viên, bác sĩ, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội - những người xây dựng nền tảng tinh thần cho xã hội.
Trả lờiXóatham nhũng đã làm hình ảnh của đảng bị suy giảm trong lòng người dân và đấy là những con người sâu mọt trong những cơ quan nhà nước chúng đang lợi dụng những lỗ hổng của pháp luật để lấy những giá trị lợi ích cá nhân phục vụ cho ham muốn cá nhân để chiếm đoạt những giá trị vật chất của người dân
Trả lờiXóa