@@
Tình hình tranh chấp trên biển của Trung Quốc với hàng loạt các nước trong khu vực trong thời gian qua đã chứng minh cho một Trung Quốc đang trỗi dậy từng ngày. Các nhà học giả nghiên cứu về chính sách ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đã lên tiếng cho rằng hiện nay không có quốc gia nào có thể kiềm được Bắc Kinh, rằng Malina và Tokyo đã sai lầm khi lôi kéo Washington vào cuộc tranh chấp lãnh thổ của nước này. Sau một thời gian dài im hơi lặng tiếng, giờ đây Trung Quốc vùng dậy với sự biến đổi ngoạn mục – dám tranh chấp với hầu hết các nước trong khu vực. Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt hành động gây hấn trên biển Đông và Hoa Đông, thách thức một loạt quốc gia vốn là “láng giềng thân cận”.
Trung Quốc cũng lên tiếng công khai tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản trên quần đảo mà Tokyo gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên Hoa Đông. Không những thế Trung Quốc cũng lấn sân sang đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ biển Đông, lấn át vào bở biển của hầu hết các nước trong khu vực. Trung Quốc đang chứng minh cho sức chiến đấu của mình khi cùng lúc dám đương đầu với nhiều nước trên thế giới. Đầu năm 2013, khi Hoa Kỳ chuyển hướng mũi tên sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương thì cũng là lúc Trung Quốc tạo ra tầm ảnh hưởng lớn của mình. Phó chủ tịch – học giả cấp cao của Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc đã lớn tiếng một mực cho rằng: “Không ai trên thế giới này sẽ tìm cách kiềm chế Trung Quốc và không ai trên thế giới này có khả năng kiềm chế được Trung Quốc”. Chúng ta có thể coi Trung Quốc như một con nhím khổng lồ có thể xù lông đe dọa bất cứ ai khi chúng bị nguy hiểm.
Tình hình chính trị thế giới thời gian vừa qua đã chứng minh cho điểm nóng châu Á – Thái Bình Dương đang dần bùng lên những ngọn lửa dữ dội, mang lại sức công phá kinh hoàng. Hoa Kỳ đã áp dụng chiến lược mới với khu vực này phải chăng là để tạo dựng thêm sức mạnh cho các nước bị Trung Quốc thách thức chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ? Đây có phải là tin mừng cho những nước thuộc khu vực tranh chấp này hay không thì chỉ có thời gian mới chứng minh được điều đó.
Nhà ngoại giao Ruan tại Hoa Kỳ cũng như Anh quốc cũng từng tuyên bố nhận định về khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại một sự kiện do Hiệp hội các nhà báo toàn Trung Quốc tổ chức. Ông lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ đang tạo điều kiện khuyến khích Nhật Bản và Philippines – hai nước có hiệp ước quân sự với Hoa Kỳ đứng dậy chống lại Trung Quốc. Rằng việc Hoa Kỳ bán vũ khí quân sự cho Philippines vào thời điểm hết sức căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila tăng cao trên biển Đông dù cố tình hay vô ý đã khuyến khích sự tự tin của Philippines để đối đầu với Trung Quốc. Trong vấn đề tranh chấp Hoa Đông, ông Ruan cho rằng: “Hoa Kỳ thừa hiểu rằng họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra về Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản”. Trong khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đang là hai nền kinh tế và quân sự đứng đầu trên thế giới thì việc tìm cách thiết lập mối quan hệ giữa hai nước này là vô cùng cần thiết. Nhưng tại sao Hoa Kỳ lại tìm cách thách thức Trung Quốc gián tiếp và công khai như vậy? Sự lớn mạnh của Trung Quốc phải chăng là nỗi lo sợ đối với Hoa Kỳ? Mặc dù tổng thống Hoa Kỳ Obama và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp thượng đỉnh tại California hồi tháng 6 vừa qua để tạo dựng mối quan hệ cá nhân thêm phần tốt đẹp khi giải quyết mối quan hệ giao bang. Viễn cảnh về hai nước hợp tác, củng cố sự hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau…có thể xảy ra được chăng khi cả hai bên đều có những lợi ích của riêng mình.
Nguồn:
http://tiengnoicuadan2012.blogspot.com/
hiện nay thì trung quốc đang là một trong những quốc gia có nên kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất thế giới, họ đang từng bước trên con đường trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới, tuy nhiên đi kèm với những kết quả đó thì lại diễn ra những sự việc phức tạp, bởi trung quốc luôn luôn muốn lợi dụng sức mạnh của mình để làm những việc sai trái, vi phạm luật phấp quốc tế
Trả lờiXóa