Người con đất Việt
Đảng chính trị là một tổ chức chính trị liên kết những đại diện tiêu biểu nhất của một giai cấp hay tầng lớp xã hội, dựa trên một hệ tư tưởng hay quan điểm chính trị nhất định, thể hiện lợi ích của giai cấp hay tầng lớp xã hội ấy, hướng tới việc giành, giữ, sử dụng, quản lý nhà nước để đạt tới những mục tiêu, lý tưởng nhất định phản ánh lợi ích của giai cấp hay tầng lớp xã hội ấy. Nói cách khác, Đảng là một tổ chức đặc biệt với những đặc trưng riêng. Tuy nhiên, để một Đảng chính trị hoạt động có hiệu quả, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, nhất là với nước ta Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt thì rất cần thiết phải có luật về Đảng để kiểm tra, giám sát hoạt động của Đảng.
Hiện nay, trong bối cảnh Điều 4, Hiến pháp 1992 đang được thảo luận, góp ý rộng rãi, hơn nữa việc các đối tượng thù địch liên tục kêu gọi, hô hào, kích động thành lập đảng này, đảng nọ, viện dẫn luật này, luật kia, cho rằng ở Việt Nam không có điều luật nào cấm công dân có quyền lập Đảng... thì việc xúc tiến ra đời luật về Đảng càng có ý nghĩa quan trọng. Sở dĩ như vậy là bởi vì:
Thứ nhất, hiện nay ngoài việc quy định như trong Điều 4 của Hiến pháp thì không có một văn bản pháp luật nào khác quy định về sự lãnh đạo của Đảng nên việc thực hiện điều luật này tùy thuộc vào từng nhiệm kỳ và tuỳ theo ý chí của từng đồng chí lãnh đạo.
Thứ hai, có luật về Đảng sẽ giúp kiểm tra, giám sát được hoạt động của Đảng, đồng thời sẽ quy định được nghĩa vụ, trách nhiệm của Đảng trước dân tộc. Trong bộ máy của chúng ta hiện vẫn tồn tại một số cơ quan kiểm tra, giám sát. Song ở cấp cao nhất trong cơ quan Đảng vẫn còn lại khoảng trống quyền lực chưa được giám sát. Những người có chức có quyền đã vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm làm lu mờ đi lợi ích chung.
Thứ ba, có luật về Đảng để giám sát, phản biện thì sẽ giảm được một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất.
Thứ tư, ban hành luật về Đảng là thể hiện rõ bản chất của Nhà nước pháp quyền. Mọi cơ quan, tổ chức phải được hoạt động theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, chịu sự giám sát, phản biện của nhân dân.
Vì những lý do đó, thiết nghĩ hiện nay việc ban hành một đạo luật về sự lãnh đạo của Đảng là một đòi hỏi khách quan và hết sức cần thiết.
Trích:
http://nendanchu2012.wordpress.com/
Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét vấn đề này rồi. Đảng cũng phải có luật chứ, như vậy mới kiểm soát được hoạt động của Đảng, không dễ dẫn đến lạm quyền lắm. Với lại, dạo này thấy mấy bác "zân chủ" cứ kêu lập đảng này đảng nọ, có luật đảng thì mới có cơ sở để phản bác được.
Trả lờiXóaLuật Đảng cần phải ghi rõ Đảng hoạt động như thế nào, ai được phép lập Đảng. Cơ quan nào kiểm tra, giám sát hoạt động của Đảng. Như vậy mới đảm bảo Đảng hoạt động đúng pháp luật được. Ở nước ta, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội nên cần phải có luật về Đảng để đảm bảo Đảng hoạt động đúng Hiến pháp và pháp luật.
Trả lờiXóaTác giả nói có luật Đảng sẽ giảm được một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất. Tôi thấy ý này rất hay. Tuy nhiên, luật Đảng cần phải khách quan, phù hợp với thực tế. Khi xây dựng phải cân nhắc các yếu tổ, không thể vì cái này cái nọ mà lại phục vụ cho lợi ích của một nhóm người được. Việt Nam hiện nay ra đời luật về Đảng là phù hợp và cần thiết rồi.
Trả lờiXóaLuật về Đảng là thế nào vậy nhỉ? Đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy cụm từ này đấy.
Trả lờiXóaNhưng nghĩ lại cũng thấy cần thiết phải có luật này đấy. Nhà nước pháp quyền thì tất cả mọi người, cơ quan, tổ chức phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật chứ. Đảng cũng không phải ngoại lệ.
Có luật về Đảng thì mấy cái bọn suốt ngày kêu gào đa nguyên, đa đảng sẽ phải im mồm hết.
Trả lờiXóaÔng này đề xuất luật về Đảng mà không nói rõ luật này quy định những cái gì thì mọi người sao biết được?
Trả lờiXóaƠ cái ông này hay nhỉ, sao lại lấy tên của tôi vậy?
Trả lờiXóa