@@
Mối quan hệ phức tạp Nga – Mỹ từ xưa đến nay mọi người những tưởng là mối quan hệ có vẻ ngoài hòa bình còn bên trong nảy lửa nhưng thực chất không hẳn vậy, quan hệ ấy không hề xấu như mọi người nghĩ. Điều đáng e ngại ở đây có lẽ lại nằm ở mối quan hệ Nga – Trung. Bề nổi mà ai cũng nhìn thấy là sự thân thiện của Nga với Trung Quốc song chìm sâu dưới bề nổi ấy là một sự toan tính khó ngờ.
Nga là một trong những cường quốc lớn trên thế giới đồng thời cũng là “láng giềng” của Trung Quốc. Hai quốc gia này luôn tạo dựng mối quan hệ đối ngoại hợp tác toàn diện, gần gũi, sâu rộng; tuy nhiên sự tạo dựng này không thể khiến Trung Quốc vơi đi sự quan ngại trong mối quan hệ với Nga. Không nên nhìn một sự việc ở một khía cạnh mà hãy đặt nó ở nhiều mức độ, ở nhiều góc cạnh khác nhau để có thể hiểu nó một cách cụ thể nhất. Mặc dù Nga là cường quốc láng giềng quan trọng của Trung Quốc nhưng Trung Quốc luôn dè dặt cân nhắc mối quan hệ ngoại giao này.Vì vậy chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lựa chọn Nga là địa điểm đầu tiên cho chuyến thăm chính thức của ông trong nhiệm kì đầu lãnh đạo đất nước. Cuộc viếng thăm này đã góp phần tạo dựng tốt đẹp và thúc đẩy mối quan hệ Nga – Trung hợp tác hữu nghị một cách toàn diện. Dựa trên tình hình này mà các nhà quan sát tinh tường đã đưa ra khái niệm mới – mối quan hệ “bán đồng minh”. Mặc dù mọi người đều có thể dễ dàng nhìn nhận được dấu hiệu tích cực ngày thêm gần gũi giữa Trung Quốc và Nga nhưng dường như ẩn sâu trong đó vẫn chứa đựng sự thiếu tin tưởng lẫn nhau.
Mối quan hệ Nga – Trung có ý nghĩa sâu sắc và ngày càng khẳng định được tầm ảnh hưởng của nó trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Xây dựng mối quan hệ này, Trung Quốc đã chấp nhận những ảnh hưởng từ mối quan hệ với các nước khác. Mối quan hệ Nga – Trung có vẻ như đã gây ra sự khó chịu cho các nước Đông Âu. Nhất là trong thời điểm hiện nay, Nga liên tục tiến hành tập trận bất ngờ quy mô lớn nhằm kiểm điểm khả năng phản ứng và sức chiến đấu của quân đội mình.
Thực trạng trên đã tạo ra tâm lý quan ngại của các nước Trung Á và Mông Cổ khi sử dụng chính sách đối ngoại “láng giềng thứ ba” bởi một khi Nga – Trung liên kết lại sẽ khống chế và gây ra ảnh hưởng khu vực. Dường như Trung Quốc không hề có tham vọng chính trị với các nước Trung Á khi đang hướng mũi tên về phía biển Đông. Trung Quốc chỉ có thể vẽ ra đường lưỡi bò hết sức vô lý, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền các nước trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Nga lại nỗ lực hội nhập khu vực với các nước láng giềng, tạo dựng mối quan hệ hợp tác, phát triển toàn diện và lâu dài. Một khi Nga – Trung hợp nhất sẽ tạo ra sức ảnh hưởng vô cùng to lớn mang đầy chất chính trị .
Các nước phương Tây luôn lên tiếng phê phán mối quan hệ “bán đồng minh” giữa hai nước này. Hai nước có cùng một chế độ, tương đồng nhau ở chính sách đối nội và đồng thuận trong việc xử lí các vấn đề an ninh thế giới, Nga – Trung đã trở thành cặp đôi ăn ý nhất ở châu Á. Chấp nhận tạo dựng mối quan hệ đồng nghĩa với việc chấp nhận những tổn thất không đáng có. Chính vì Trung Quốc luôn áp dụng theo Nga nên có lẽ Trung Quốc đang dần mất đi tiếng nói của mình trong các vấn đề quốc tế quan trọng. Phải chăng Trung Quốc đang dần trở thành “cái bóng” của Nga?
Bên cạnh mối quan hệ Nga – Trung là mối quan hệ giữa Nga – Mỹ, đây chính là mối quan hệ đem lại nhiều thắc mắc nhất về bản chất của sự hợp tác này. Không xấu như vẻ ngoài người ta thường thấy, mối quan hệ Nga – Mỹ không hề xấu, cũng như mối quan hệ Nga – Trung cũng không hoàn toàn tốt đẹp như vẻ ngoài mà người ta vẫn thường ca ngợi. Trong tháng vừa qua nước Nga đã tiến hành cuộc tập trận với sự tham gia của hơn 160.000 binh sĩ, 1.000 xe tăng và 130 máy bay, 70 chiến hạm trên vùng đất Viễn Đông giáp với biên giới Trung Quốc. Động thái này đã chứng minh điều gì? Nga điều động hơn 1.000 xe tăng để chống lại điều gì?
Thời điểm này, Nga đang có một thời cơ thuận lợi để phát triển trong khi các nước châu Âu, châu Mỹ đang vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính. Trong năm 2013 này, Mỹ đã hướng trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mọi sự quan tâm của các cường quốc châu Á đều nhằm vào việc tranh chấp chủ quyền trên các vùng biển. Trung Quốc cũng nằm trong số đó, bức tranh chính trị toàn cảnh thế giới bỗng chốc thay đổi khi cường quốc này nổi lên. Trong tương lai có vẻ như Trung Quốc sẽ trở thành tiêu điểm chịu sự công kích dư luận của các nước trên thế giới. Nga – Trung nên làm gì để vừa tạo ra lợi ích lại vừa tránh được lời chỉ trích của các nước phương Tây? Có nên tiếp tục tạo ra một vỏ bọc hào nhoáng bề ngoài hay nên trở về vẻ vốn có của nó.
Nguồn:
http://tiengnoicuadan2012.blogspot.com/
Các ông lớn đang nỗ lực để họp tác toàn diện hoặc lâu dài nhưng cũng không quên dè chặt mình... Điều đó được thể hiện ở cả 3 nước Nga, Trung, Mỹ... Và những quan hệ đó không thể chỉ nhìn bề ngoài mà đoán ra được, Trong đó tồn tại rất nhiều cuộc chiến mà các nước áp dụng cho nhau
Trả lờiXóaThế giới hiện nay các nước đặc biệt là các nước phát triển đã có sự thay đổi về chiến lược chính sách ngoại giao của mình không còn có khái niệm " bạn bè hay thù địch " đơn thuần như trước nữa mà hiện nay nó chỉ phục vụ cho lợi ích của các nước tham gia. Vì thế các nước có thể có sự hợp tác với bất kì nước nào để đạt được mục đích của mình. Đây có thể thấy là một sự thay đổi rất lớn và nó cũng đạt ra cho nước ta những yêu cầu để phù hợp vơi tình hình thực tế hiện nay.
Trả lờiXóaĐúng là như thế hiện nay chiến lược kế hoạch ngoại giao cũng như sự hợp tác của các nước không hề đơn thuần như trước nữa mà nó chỉ đặt lợi ích của quốc gia của dân tộc lên hàng đầu. Vì thế đất nước ta cũng cần phải có những sự nghiên cứu xem xét để có những sự thay đổi cho thật phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Việc làm này đòi hỏi phải có sự khôn khéo thận trọng nếu không sẽ có những hậu quả không đáng có.
Trả lờiXóathực ra thì bản thân quan hệ giữa hai nước bất kỳ cũng luôn luôn là rất phức tạp, đó là điều đương nhiên, bởi vì nước nào cũng muốn lợi ích thuộc về mình, đặc biệt là hai nước lớn thì mối quan hệ đó lại càng chồng chéo hơn, chắc chắn một điều là những người ngoài cuộc không thể biết hết được tình hình thực tế đang diễn ra
Trả lờiXóacũng có thể lắm chứ, đây là hai cường quốc của thế giới, hai quốc gia là thành viên thường trực hội đồng bảo an liên hợp quốc, hai quốc gia láng giềng, hai quốc gia có những tranh chấp ảnh hưởng ở nhiều nơi trên thê giới , vì vậy chắc chắn là quan hệ giữa hai nước có rất nhiều vấn đề phức tạp rồi
Trả lờiXóacũng dễ hiểu mà thôi, quan hệ giữa hai quốc gia chứ có phải là việc đơn giản đâu, có phải ai cũng hiểu được đâu, mỗi quốc gia đều có nhiều vấn đè với nhau, có vấn đè đơn giản, có vấn đề phức tạp, tuy nhiên ở bên ngoài thì các quốc gia vẫn luôn thể hiện rằng mối quan hệ rất tốt
Trả lờiXóanhư vẻ bề ngoài là như thế nào, như các bạn nghĩ thì ý của tác giả là mặc dù là hai nước nga và trung quốc bên ngoài có mối quan hệ với nhau rất tốt nhưng thực chất bên trong là không phải như vậy đúng không, điều đó là đúng qua rồi, bởi vì bây giờ thì nước nào mà chẳng như vậy, đặc biệt là hai cường quốc của thế giới thì lại càng phải thế
Trả lờiXóathực ra thì theo tôi nghĩ là nước nào cũng như vậy cả thôi, bề ngoài thì bao giờ mà quan hệ của các nước mà chả tốt, tuy nhiên bên trong nó như thế nào thì ai mà biết được, chắc chắn là có kèn kua nhau là cái chắc rồi, bởi nước nào mà không muốn cho đất nước mình có được nhiều lợi ích nhất, đó là điều đương nhiên
Trả lờiXóa