|
Bất ổn chính trị kéo dài tại Ai cập |
Viễn
Ai cập đã có thủ tướng và phó tổng thống mới. Tổng thống lâm thời của Ai Cập Adli Mansour vào hôm 9.7 đã bổ nhiệm cựu Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Mohamed ElBaradei làm Phó tổng thống và cựu Bộ trưởng Tài chính Hazem al-Beblawi làm thủ tướng trong chính quyền chuyển tiếp. Trước đó rất nhiều thông tin đã cho rằng ông ElBaradei sẽ được bổ nhiệm chức vụ thủ tướng, nhưng rồi cuối cùng ông vẫn chỉ giữ chức phó tổng thống. Một câu hỏi đặt ra là với những vị trí nhân sự mới, liệu tình hình chính trị tại Ai cập đã ổn định. Xin thưa rằng rất khó để có thể khẳng định rằng tương lai chính trị của Ai cập sẽ sáng sủa. Còn nhớ năm 2011 sau khi phong trào biểu tình ở Ai cập bùng phát với tên gọi “cách mạng hoa sen” khiến tổng thống đương quyền Mubarak phải từ chức và thay thế vào đó là ông Morsi nhiều người đã từng mơ về một viễn cảnh tươi sáng cho Ai cập. Nhưng rồi giấc mơ ấy nhanh chóng tan vỡ, tình hình Ai Cập không bình yên mà ngược lại ngày càng lún sâu vào bất ổn với những cuộc biểu tình liên miên. Có những cuộc biểu tình đã dẫn tới thương vong với hàng chục người chết. Nền kinh tế của Ai cập ngày càng bị suy thoái trầm trọng, nhân dân ngày càng đói khổ. Tình hình căng thẳng tới mức sau đó quân đội Ai Cập buộc phải phế truất ông Morsi và giao quyền cho tổng thống tạm quyền Adli Mansour. Nay với việc ông Mansour bổ nhiệm hai nhân sự mới nhưng cũng như lần trước chưa ai dám mơ về một tương lai chính trị bình yên cho Ai cập. Trước hết là tổng thống bị phế truất Morsis, ông là đại diện của lực lượng Anh em Hồi giáo, ông vẫn nhận được sự ủng hộ của lực lượng này. Và tổ chức Anh em Hồi giáo cũng như những người ủng hộ ông đã tuyên bố sẽ tiếp tục biểu tình cho tới khi nào ông được phục chức.
|
Người ủng hộ ông Morsis trước rào chắn của quân dội |
Với ông ElBaradei, mặc dù ông đã được bổ nhiệm vị trí phó tổng thống nhưng ông lại không được sự ủng hộ của đảng Hồi giáo al-Nour, lực lượng chính trị quan trọng trong liên minh cầm quyền lâm thời bởi ông được xem là đại diện của đường lối chính trị độc lập với tôn giáo.. Đại diện đảng al-Nour Nader Baqqar đã từng lên tiếng khẳng định: “Ông el-Baradei là một nhà kỹ trị, thiếu kinh nghiệm thực tế để có thể xoa dịu sự chia rẽ sâu sắc trong những cuộc biểu tình ngoài đường phố hiện nay”. Còn đối với thủ tân thủ tướng Beblawi, một chuyên gia kinh tế tự do giới quan sát nhận định việc bổ nhiệm ông chỉ là mang tính thỏa hiệp. Đấy là chưa kể quyền lực thực sự ở Ai cập vẫn đang thuộc về lực lượng quân đội. Như vậy với sự giằng xé về mặt lợi ích giữa các đảng phái, lực lượng chính trị với nhau, khi mà các lợi ích này khó đạt được sự thỏa hiệp thì tình hình chính trị tại Ai cập chắc chắn chưa thể bình yên được. Và kéo theo đó thì nền kinh tế vốn dựa nhiều vào du lịch, dầu mỏ của Ai cập chắc chắn còn lâu mới được phục hồi, đời sống của nhân dân Ai Cập sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn. Và trông người lại nghĩ đến ta. Từ bài học của Ai cập tôi lại nghĩ về những tiếng nói đòi Việt Nam phải thực hiện đa nguyên, đa đảng hiện nay. Những tiếng nói đến từ một số blgger tự xưng là “nhà dân chủ” trên mạng như Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hữu Vinh, hay đến từ cái gọi là bản Kiến nghị 72 góp ý về sửa đổi Hiến pháp của một số người mang danh nhân sĩ, trí thức như Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Tương Lai…Tôi không bàn tới chuyện vấn đề đa đảng tốt hay xấu nhưng rõ ràng đa lực lượng, đa đảng phái thì rất dễ dẫn tới bất ổn chính trị vì sự cạnh tranh quyền lực giữa các lực lượng, đảng phái. Và nếu Việt Nam đa lực lượng, đa đảng phái mà mà dẫn tới tình hình bất ổn lún sâu, nhân dân đói khổ như Ai cập thì tôi nghĩ thà đừng đa đảng phái còn hơn. Dẫu rằng còn có những điểm chưa hài lòng nhưng rõ ràng về mặt ổn định chính trị thì Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những nước có độ ổn định hàng đầu trên thế giới. Chính trị ổn định nên kinh tế xã hội của Việt Nam vẫn đang có những bước phát triển, đời sống nhân dân vẫn đang có những bước được cải thiện. Vậy là những người Việt Nam yêu nước, các bạn suy nghĩ thế nào về vấn đề đa đảng hay một Đảng hiện nay. Lẽ nào chúng ta lại muốn đi vào “vết xe đổ” của Ai cập.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét