Bóng đá là môn thể thao Vua - đấy là quy luật đã tồn tại từ khi hình thành nên môn thể thao này. Ảnh hưởng của bóng đá không chỉ giới hạn ở một địa phương, một chủ thể, nó còn mang tầm giá trị vỹ mô, có tác động lớn đến các mặt của đời sống xã hội, là món ăn tinh thần của hàng tỷ tín đồ túc cầu trên thế giới. Vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian và những giá trị mà môn thể thao Vua này mang lại, bóng đá đã trở thành văn hóa.
Việc BBC, một trang mạng có uy tín, là hãng truyền thông lớn nhất thế giới, với khoảng 23 ngàn nhân viên(nhiệm vụ chính là đưa truyền thông đại chúng trung lập tại Anh Quốc, Channel Islands và Isle of Man)rêu rao thông tin: “
Một số cổ động viên Arsenal đang kêu gọi câu lạc bộ chấm dứt liên hệ với tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của Việt Nam vì cáo buộc vi phạm nhân quyền và môi trường dựa theo những giả thuyết bịa đặt của tổ chức Global Witness cáo buộc HAGL và Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) đã gây thiệt hại môi trường và xã hội ở Campuchia và Lào”. Thật nực cười cho những suy đoán mang cảm tính và những ẩn ý về chính trị của những thông tin trên. Theo nhận xét của bản thân tôi, cách đưa tin của BBC không khác gì một tờ báo lá cải đơn giản chỉ vì:George Soros - người đứng sau Global Witness được cả thế giới nhắc đến với biệt danh “kẻ phá đám”, người từng thao túng thị trường tiền tệ ở Anh để trục lợi và giật dây ủng hộ cho các lực lượng đối lập nhằm chuyển hóa chế độ ở nhiều quốc gia. Thông tin tổ chức
Global Witness cáo buộc tập đoàn HAGL là hoàn toàn không có căn cứ. Theo Phó thủ tướng Yim Chay Ly (Campuchia) đánh giá“
Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Campuchia đã góp phần cải thiện tình hình lao động ở nước chúng tôi, nhiều người có việc làm. Ngoài ra, các doanh nghiệp cao su Việt Nam còn xây dựng hệ thống điện, đường, trường, các cơ sở y tế… góp phần tích cực phát triển đất nước Campuchia”.
Trả lời trên Đài RFA, ông Phay Siphan - người phát ngôn Hội đồng Bộ trưởng Campuchia nói: “Báo cáo của Global Witness nhằm mục đích sỉ nhục và cáo buộc chính phủ. Campuchia không ngạc nhiên với báo cáo này vì Global Witness là một tổ chức bảo vệ môi trường đối lập”.Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HAGL khẳng định:Global Witness chưa chỉ ra bất kỳ bằng chứng cụ thể nào, HAGL sẵn sàng đối chất từng vấn đề cụ thể mà tổ chức này đưa ra.
Chúng ta đều biết London chính là trọng điểm kinh tế và văn hóa của nước Anh. Đây cũng là nơi sản sinh ra nhiều huyền thoại trên mọi lĩnh vực đời sống. Ngoài ra vì London còn là “thủ phủ” của bóng đá Anh với những cái tên các CLB nổi tiếng như Arsenal, Chelsea, Spurs,... nên những giá trị mà bóng đá mang lại cũng được cải tổ và phát triển dần từ đây. Người Anh không đem màu sắc chính trị hay tâm linh của họ vào trong bóng đá. Ngược lại, họ tôn trọng sự sáng tạo, các giá trị lịch sử và nguồn gốc nơi họ ra đời. Một người London nói chung (có thể là fan Chelsea, Arsenal hay Spurs) chỉ có một kẻ thù duy nhất: Đội bóng đang bất bại! Còn việc thù hận giữa Spurs và Arsenal thật ra chỉ là chuyện của vài nhóm CĐV, không phải là tất cả.Vì vậy, triển vọng hợp tác giữa HAGL – ARSENAL và những giá trị mà nó mang lại không chỉ giới hạn ở bóng đá. Văn hóa bóng đá của các nước phát triển đã dần được du nhập, hình thành ở Việt Nam.Ở đất nước Việt Nam xa xôi ấy, nơi mà bóng đá còn đang trong quá trình phát triển không thể có chuyện đưa bóng đá làm “bình phong cho các hoạt động chính trị”. Nếu BBC là Fan của MU hay bất kỳ CLB nào khác ngoài ARSENAL thì cũng không thể đặt hạ thấp giá trị của bóng đá đến vậy.
Bóng đá được nhiều nghệ sĩ coi là thứ “ngôn ngữ toàn cầu với những đặc điểm thi đấu, luật lệ và truyền thống riêng của nó. Nhà văn
Albert Camus, người từng một thời là thủ môn bóng đá, đã phát biểu rằng:
Tất cả những gì tôi hiểu rõ nhất về đạo đức và nghĩa vụ của con người đều có được nhờ môn bóng đá. Hơn hết BBC cần hiểu thế nào là “văn hóa bóng đá” trước lúc đưa tin.
HOA ĐẤT
nguồn:
http://tiengnoicuadan2012.blogspot.com/
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét