Viễn
“Đánh kẻ chạy đi không bao giờ đánh kẻ chạy lại”, sự nhân đạo bao giờ cũng là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Kể cả trong việc thực thi pháp luật, truyền thống đó cũng luôn được các cơ quan chức năng vận dụng linh hoạt. Gần đây nhất ngày 14/8/2013 tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh cũng vừa quyết định chấp nhận đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Phạm Nguyễn Thanh Bình, quê Hải Phòng, trú tại TP Hồ Chí Minh, giảm từ mức án 3 năm tù xuống còn 2 năm tù. Phạm Nguyễn Thanh Bình đã từng đi vào con đường lệch lạc, sai trái khi quan hệ với Nguyễn Xuân Châu, đối tượng cầm đầu tổ chức phản động lưu vong tại Ô-xtrây-li-a có tên "Người Việt vì dân tộc Việt". Dưới sự chỉ đạo của Châu, Bình đã viết cho tám bài có nội dung tuyên truyền xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Ðảng, sự điều hành của Chính phủ; bịa đặt đời tư của lãnh đạo Ðảng, Nhà nước... và gửi cho Châu để Châu phát tán lên Internet với mục đích kích động người dân chống Nhà nước Việt Nam. Với hành vi đó trong phiên tòa sơ thẩm Bình đã phải nhận mức án 3 năm tù giam vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” (Điều 88, BLHS). Tuy nhiên trong quá trình điều tra, giam giữ, xét xử Thanh Bình đã nhận thức được những lệch lạc, sai trái của mình, thành khẩn khai báo và xin được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Với truyền thống nhân đạo, Tòa phúc thẩm đã chấp nhận đề nghị của Bình và giảm mức án xuống 2 năm tù giam
Từ câu chuyện của Phạm Nguyễn Thanh Bình, tôi lại liên hệ tới người em gái bé bỏng Nguyễn Phương Uyên. Em cũng giống như Thanh Bình, cũng vì tin vào những lời dụ dỗ, lôi kéo của các đối tượng thù địch nhà nước Việt Nam ở nước ngoài để rồi tiến hành các hoạt động gây tổn hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc. Em cũng đã từng vấp ngã. Nhưng tôi tin rằng với truyền thống nhân đạo của dân tộc ta, nếu như em biết thành tâm hối cải, nhận thức được rõ những lệch lạc, sai trái của mình thì trong phiên toà phúc thẩm ngày mai em sẽ nhận được những sự khoan hồng của pháp luật và sớm có cơ hội trở lại với gia đình, bạn bè, xã hội. Ngược lại nếu em vẫn u mê trong những suy nghĩ lệch lạc, đắm chìm trong những lời tâng bốc kích động của các đối tượng thù địch nhà nước Việt Nam thì cánh cửa quay về với tự do sẽ ngày càng xa dần, xa dần.
Nguồn:
http://tiengnoicuadan2012.blogspot.com///
tinh thần nhân đạo là đức tính tốt đẹp của người dân việt nam ta, tha thứ cho những người đã chót lầm đường lạc lối, làm những việc sai lầm có lỗi với đồng bào với dân tộc thể hiện tấm lòng bao dung khoan nhượng của người dân Việt nam, đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại, chính vì thế mà những lỗi lầm có thể xóa bỏ bằng những công lao cùng chung tay góp sức xây dựng đất nước, bỏ qua thù hận cá nhân!
Trả lờiXóaĐánh kẻ chạy đi chứ ai đánh người chạy lại. Điều đó thực sự đúng với truyền thống của người Việt Nam, Phạm pháp là điều có thể xảy ra khi con người nhất thời mất kiểm soát tư tưởng và hành vi của mình, có thể khi đó họ bị mờ mắt nhưng sau đó họ đã nhận thức được sự sai trái của mình, vậy hà cớ gì mà pháp luật lại quay lưng với họ, dù sao thì những mức án của pháp luật đều nhằm răn đe và cải tạo là chính, và khi việc cải tạo đã được một phần thì dĩ nhiễn sẽ được khoan hồng, bất kì ai cũng vậy, vì thế mà cũng mòng nhiều người nữa thấy hình ảnh thanh bình mà tỉnh ngộ ! đời còn dài không nên đắm chìm trong bóng tối !
Trả lờiXóacái này thì rõ rồi, đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại, phương châm đó đã và đang được thực hiện rất tốt rồi, mà kể ra cũng đúng, pháp luật việt nam là một pháp luật rất công bằng nghiêm mình, nhưng nó mang tính răn đe và giáo dục nhiều hơn, không mang nặng tính trừng phạt, nên có sự khoan hồng như vậy là rất hợp lý
Trả lờiXóađó là quy định của nhà nước ta rồi, chính sách của đảng và nhà nước ta là vô cùng nhân đạo, đó là tinh thần chung của của đảng và nhà nước ta trên tất cả các lĩnh vực, nó cũng thể hiện sự ưu việt của đảng và nhà nước ta, chính vì vậy, bất cứ ai, dù có sai lầm như thế nào đi chăng nữa, tuy nhiên nếu thực sự thành tâm hối cải thì sẽ vẫn luôn có cơ hội
Trả lờiXóa