Thói đời tự bao giờ lại sinh ra cái thói hối lộ, đút lót… Ngày trước thì nó chỉ là hối lộ, đút lót để chuyện to hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không… ấy mà bây giờ, trong cái xã hội này, cái gì cũng phải tiền tiền tiền, chẳng biết là do lộn xộn, hay do suy nghĩ “phải đút tiền thì mới qua” đã ăn sâu vào suy nghĩ của mọi người…
Xuýt xoa… xuýt xoa… nhọc nhằn mấy công khó nhọc của mẹ cha, thức đêm dài dày công nghiên cứu… sinh viên tốt nghiệp ra trường bây giờ đầy rẫy, người bán nước mía, người làm hàng hoa… có mấy người được đi làm cái nghề mà như mình được dạy? ai cũng đang đợi, đợi một ngày có tiền để “đi chỗ nọ”, “vào chỗ kia” thì mới có “suất”, suất hợp đồng, suất công chức, suất biên chế abc… Nghiễm nhiên quên đi cái gọi là năng lực…
Vào bệnh viện… Không đưa tiền bác sĩ thì bị thiếu thuốc tê… không đưa tiền thì bị tiêm đau tiêm đớn…
Đi học… không có tiền thì không được điểm cao… có nhiều tiền thì gì cũng qua khỏi…
Sao đâu đâu, chỗ nào người ta cũng nhắc đến tiền, đến cái phong bì như một tấm vé thông hành, đi đâu là cần đó? Như một lá bùa bảo hộ con người khỏi những trắc trở gian truân???
Ấy là do những kẻ lợi dụng, bạc ác, hay là do người ta quá sợ hãi mà mượn uy đồng tiền để bảo vệ?? “MẠNH VÌ GẠO, BẠO VÌ TIỀN…”
Ngẫm lại, cuộc sống vật chất của con người còn coi đồng tiền như đũa thần vạn năng, rồi đến cuộc sống tinh thần nơi những thánh thần ngự trị cũng cơ hồ không còn là “thiên biến vạn hóa” mà là “tiền đến tai biến”… Con người từ lâu tìm đến các vị thần linh để trông nhờ giúp đỡ… Năm nay con có hạn, mong Ngài phù hộ độ trì… abc…
Nhưng có mong Ngài phù hộ, hãy có chút lòng thành thể hiện… Cúng lễ giải hạn linh đình, chạy lễ lạt, làm bàn thờ, bát hương… Có phải không các thần đòi tiền gọi là “thông hành” như người trần vẫn thế? Chẳng hóa ra trần cũng như thiên mà thiên cũng như địa… Nơi nào cũng phải có cái gì để lót đường???
Có phải vậy không, hay là con người vẫn thần hồn nát thần tính… kể cả chuyện người hay chuyện thần, vẫn là vì lo sợ, vì không có lòng tin vào bản thân hay vào người khác mà có chút “gì đó” để mua liều thuốc an thần không có giá trị, hão huyền
JUSTAFLY
Ngày nay, chắc ai ai cũng luôn với cái suy nghĩ rằng " đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn", đo đó đi đâu người ta cũng luôn cân nhắc cho đồng tiền đi trước, có tiền như là liều thuốc an thần vậy, giúp họ an tâm được việc mà họ muốn làm. Việc này có lẽ với những người giàu sang phú quý thì không sao, nhưng đối với mình, một người nghèo khó thì việc " đồng tiền đi trước " như thế này làm không chỉ riêng mình, mà rất nhiều người đồng cảnh khác, cũng rơi vào tình trạng bất lực, không có tiền thì sẽ không được việc.
Trả lờiXóaHối lộ, tham nhũng... hiện đang là một vấn nạn lớn tồn tại trong xã hội. Mình chỉ mong sao chi tình trạng này sớm chấm dứt, để những người có tài thực sự sẽ có được việc làm mà họ mong muốn, còn những người vô dụng chỉ biết sử dụng đến sức mạnh đồng tiền kia thì cũng không có tác dụng gì. Mình nghĩ có như thế chúng ta mới chắt lọc được lực lượng, những nhân tài thực sự, và nhờ đó, có lẽ đất nước sẽ phát triển hơn hiện nay rất nhiều
Trả lờiXóaViệc đưa và nhận hối lộ vốn là việc làm rất kín đáo, chỉ có người đưa và người nhận biết. Trong khi đó, một người không bao giờ nói ra còn một người thì không dám nói ra. Hậu quả là tệ nạn này tràn lan mọi nơi, mọi lúc nhưng rất ít vụ việc được đưa ra ánh sáng.
Trả lờiXóa"Cái gốc của tội tham nhũng là từ người đòi hối lộ và nhận hối lộ. Người nhận hối lộ “đẻ” ra tội hối lộ, nêu anh từ chối thì rõ ràng dù người đưa hối lộ có muốn cũng không hoàn thành mục đích của họ, do vậy cần phân định rõ đối tượng đưa hối lộ để xử lý và nghiêm trị người đòi hối lộ, người nhận hối lộ."
Trả lờiXóaphạm vi và quy mô đòi hối lộ, nhũng nhiễu dường như chưa được phản ánh đầy đủ. Người dân lựa chọn không tố giác do cái giá phải trả cho việc tố giác lớn hoặc do chưa tin tưởng vào hệ thống pháp luật phòng, chống tham những hiện nay có thể bảo vệ họ. Mức độ chịu đựng hối lộ, tham nhũng vặt là tương đối lớn, cho thấy hiện tượng người dân chủ động thực hiện hành vi đưa hối lộ để lách những thủ tục hành chính rườm rà với hy vọng nhận được chất lượng dịch vụ công tốt hơn.
Trả lờiXóaTham nhũng, hối lộ là một hiện tượng xã hội tiêu cực xuất hiện từ rất lâu. Hiện tượng này diễn ra ngày càng nghiêm trọng và phổ biến, tính chất phức tạp, thủ đoạn tin vi và có nguy cơ ngày càng lớn. Hậu quả của tham nhũng, hối lộ thể hiện ở số lượng tài sản của nhà nước bị chiếm đoạt, thất thoát, số đối tượng vi phạm pháp luật trong đó có nhiều cán bộ, công chức là lãnh đạo cấp cao cũng đã có hành vi tham nhũng, hối lộ chiếm đoạt tài sản của nhà nước. Đó là nhân tố ảnh hưởng đến nền kinh tế chính trị, gây mất đoàn kết nội bộ, làm suy giảm uy tín của Đảng và Nhà nước trước nhân dân, làm thoái hoá bản chất của một số cán bộ công chức
Trả lờiXóaĐể ngăn chặn “thực trạng” trên, không có cách nào khác ngoài việc các cơ quan chức năng phải nỗ lực hơn nữa, trong thi hành công vụ. Tăng cường, nhắc nhở cán bộ nâng cao trách nhiệm trong giải quyết công việc; tăng cường mối quan hệ dựa trên cơ sở tình cảm, tình đồng nghiệp thân ái giúp đỡ. Tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hiểu rõ việc “đưa hối lộ” là hành vi phạm pháp, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trả lờiXóađúng là trong xã hội ta đang có tình trạng như vậy, có thể nó không đến nối trầm trong như một số người nói, tuy nhiên đó cũng là vấn đề khiến rất nhiều người đau đầu, đúng là trình độ nhận thức của mọi người trong xã hội ngày càng được nâng lên, tuy nhiên tại sao tình trạng này lại không có dấu hiệu giảm xuống mà còn tăng lên, đó thực sự là điều đáng phải suy nghĩ
Trả lờiXóađây là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay, nó có thể nói là vấn đề tiêu cực trong xã hôi, đúng là nguyên nhân của tình trạng này là do tâm lý của người dân mà thôi, nhưng có thể nó nó là nguồn gốc để phát sinh những lãng phí cũng như những tiêu cực trong xã hội, kể cả những người có trình độ học vấn cao cũng mắc phải, vì vậy nó không phải là vấn đề nhận thức nữa
Trả lờiXóa