Kinh Kha
Ngày 15 tháng 7 năm 2013 chính phủ đã ban hành Nghị định 72/2013/NĐ-CP về “
Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin mạng”, Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/9/2013. Nghị định 72 quy định chi tiết về dịch vụ Internet, tài nguyên Internet, nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng các thông tin trên mạng, quản lý việc thiết lập các thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, việc cung cấp dịch vụ trò chơi trên mạng Internet. Tuy nhiên trước và sau khi Nghị định 72 được ban hành, Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam (VCHR), tổ chức phóng viên không biên giới (RSF), tổ chức committe to protect journalist (CPJ), các đài RFA, RFI.. và nhiều báo chí phương Tây đã xuyên tạc thực tế tự do thông tin báo chí ở Việt Nam, cho rằng Nghị định 72 là “
nhằm vào tự do trên mạng”, là “
mối đe dọa khổng lồ” mới đối với các nhà báo trên mạng cũng như các blogger và vu cáo đây là “
cuộc tấn công tàn khốc nhất nhằm vào tự do thông tin”. Trong đó chúng tập trung bàn về điều 20 của Nghị định 72, coi điều 20 là vi phạm nhân quyền, thể hiện sự áp đặt của Đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam với những người bất đồng chính kiến, thể hiện sự yếu kém của chính phủ trong việc quản lý Internet, những “
điều cấm” của Nghị định là vô lý, là vi phạm Hiến pháp... Các trang web như viettan.org, quanlambao, danlambao, đã đưa tin với các luận điệu như: “
Đảng Cộng Sản Việt Nam rất sợ những thông tin rò rỉ trong nội bộ lãnh đạo bị tiết lộ ra công chúng, rất sợ người dân biết những thói hư tật xấu, những tấn công và thanh toán lẫn nhau giữa các phe phái vì thế người dân sẽ không tin hay làm theo điều nói ra của những lãnh đạo bất chính. Mạng xã hội là nơi sự rò rỉ thông tin lan tỏa nhanh nhất và làm cho một số nhà lãnh đạo trở nên thân bại danh liệt”. Hay là
“ Đảng Cộng Sản Việt Nam rất lo sợ những liên kết, xây dựng lực lượng giữa các cá nhân lúc đầu không biết nhau trên mạng xã hội, qua thời gian trao đổi sẽ quy tụ thành một thực thể gắn chặt nhau mà chế độ khó phát hiện... và kết quả sau cùng trở thành những thực thể đấu tranh để đối kháng với nhà cầm quyền trên đường phố”.Tại sao Nghị định 72 tạo hành lang pháp lý để khắc phục các tồn tại và bất cập trong quản lý Internet, tạo điều kiện thúc đẩy cạnh tranh công bằng minh bạch cho các doanh nghiệp và bảo vệ quyền tác giả, cũng như để đảm bảo Internet phát triển một cách lành mạnh, đáp ứng nhu cầu chính đáng của sự phát triển xã hội- con người. Tuy nhiên các tổ chức, cá nhân đó chỉ chủ yếu quan tâm tới khoản 4, điều 20 của Nghị định 72. Phải chăng vì họ sợ với Điều này họ sẽ hết sức khó khăn trong việc lợi dụng trang thông tin điện tử cá nhân để đưa lên đó các quan điểm sai trái, thù địch. Trước hết cần khẳng định điều 20 của Nghi định có mục đích phân loại, đưa ra các định nghĩa tương ứng với từng loại trang thông tin diện tử gồm: báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, trang thông tin điện tử cá nhân, trang thông tin điện tử chuyên ngành, trang thông tin nội bộ. Điều 20 giúp phân biệt sự khác nhau giữa trang thông tin điện tử, hoàn toàn không bao hàm ý nghĩa cấm đoán và phải nói rằng khoản 4 điều 20 đưa ra một định nghĩa chính xác, phù hợp với tính chất trang thông tin điện tử cá nhân không phải địa chỉ “
cung cấp thông tin tổng hợp”, vì thế nếu các cá nhân biến các thông tin điện tử cá nhân thành nơi cung cấp thông tin tổng hợp thì nó không còn là trang thông tin điện tử cá nhân nữa, nhấn mạnh trách nhiệm của các chủ thể, sự lành mạnh trung thực của trang cá nhân.
Từ vấn đề trên cho thấy cần thiết phải làm lành mạnh hóa và việc quản lý bằng pháp luật đối với Internet là điều cần phải làm ngay từ lúc này. Các quy định của Nghị định 72 là thể hiện trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam đối với sự phát triển của xã hội, phù hợp với luật pháp Việt Nam và quốc tế. Vì vậy các ý kiến tư tưởng trái ngược hay chống đối đều cần phải xem xét và có hình thức xử lý để đảm bảo quá trình tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao.
Trích:
http://nendanchu2012.wordpress.com/
tôi lại cứ tưởng nghị định 72 được đưa vào thực tiên cuộc sống rồi, dạo ngày bàn bạc về những vấn đề liên quan tới nghị định 72 nhiều ghê, nhưng nghiên cứu thì cũng thấy đây là một quy định đúng và cần thiết, không quản lý những hoạt động trên internet thì sớm muộn cũng sẽ loạn mà thôi
Trả lờiXóachắc chắn là nghị định 72 sẽ được đưa vào áp dụng trong thực tế cuộc sống, chuyện nhà nước chứ có phải chơi đâu, đâu phải có nói xong rồi thôi, phải đưa vào thực hiện chứ, cần phải có quy định này đẻ ngăn chặn lại những hành động sai trái, thời gian vừa qua có nhiều vấn đề phức tạp lắm rồi
Trả lờiXóathì theo quy định cũng đã nêu ra thời điểm cụ thể nghị định 72 có hiệu lực đấy thôi, cứ thế mà tiên hành thôi, ai vi phạm quy định thì cứ xử lý thôi, quy đinh là quy định, quá đơn giản, phen này chắc chằn là có nhiều vị đau đầu vì phải tìm cách lách luật đây, cứ chờ đợi thời gian mọi người sẽ thấy ngay
Trả lờiXóa