Khoai to@Năm 1989 tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc đã xảy ra một sự kiện mà cho đến ngày nay nó vẫn còn đeo đẳng trong lòng giới cầm quyền cũng như mỗi người dân của quốc gia này, đó là sự kiện Thiên An Môn. Sở dĩ gọi là sự kiện Thiên An Môn bởi nó được đặt tên theo vị trí diễn ra sự đàn áp phong trào biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Đầu năm 1989, lợi dụng cái chết của Nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang, dân chúng Trung Quốc đã nhân lễ tang ông tổ chức nhiều vụ xuống đường biểu tình để “tỏ lòng thương tiếc một người thuộc xu hướng cải cách”. Lực lượng chống đối đã huy động có lúc hàng triệu người tham gia (trong đó chủ yếu là thanh niên, sinh viên, trí thức). Các cuộc biểu tình không chỉ diễn ra ở Bắc Kinh mà còn diễn ra ở hầu khắp các thành phố lớn của Trung Quốc. Điều này đã đặt Trung Quốc bên bờ vực của sự sụp đổ. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Trung quốc tuyên bố thiết quân luật, cho quân đội và xe tăng tiến vào quảng trường Thiên An Môn để đàn áp người biểu tình trong biển máu vào đêm ngày
3 tháng 6, sáng ngày
4 tháng 6. Với cuộc đàn áp đẫm máu này đã làm cho hàng trăm dân thường bị chết và hàng chục nghìn người khác bị thương (theo chính quyền Trung Quốc thì có khoảng 800 dân thường bị chết và khoảng 100.000 người bị thương). Cho đến nay đây vẫn được xem là một vết đen trong lịch sử Trung Quốc.
Những ngày cuối tháng 8 năm 2013, thế giới lại chứng kiến một sự kiện diễn ra cũng không khác gì sự kiện Thiên An Môn năm 1989, đó là việc quân đội Ai Cập tiến hành đàn áp những người biểu tình ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi trong biển máu. Hậu quả của những cuộc đàn áp đẫm máu đó đã làm 638 người chết và hơn 3.700 người bị thương chỉ trong một ngày cưỡng chế. Thêm gần 1.500 người thương vong trong ngày dẹp loạn thứ hai, có sự tham gia của tăng thiết giáp và đạn thật.
Ngoài những con số thương vong nói trên, cuộc trấn áp (theo cách nói của chính phủ lâm thời Ai Cập) hay thảm sát (theo cách gọi của người biểu tình và dư luận quốc tế) còn chứng kiến cảnh hàng trăm nhà lãnh đạo của tổ chức
Anh em Hồi giáo bị bắt giữ. Sự việc trên đã gây ra sự phẫn nộ sâu sắc của người dân đối với chính phủ lâm thời Ai Cập, đồng thời vụ đàn áp trên cũng gặp phải sự lên án mạnh mẽ của các cường quốc phương Tây và những quốc gia Hồi Giáo ủng hộ nhà lãnh đạo bị lật đổ Morsi. Điều này đang đặt xã hội Ai Cập đứng trước một cuộc nội chiến sâu sắc, kéo dài.
Từ sự kiện Thiên An Môn, Trung Quốc đến sự kiện đàn áp người biểu tình ở Ai Cập cho chúng ta thấy, hai sự kiện này đều có chung một kịch bản đó là lực lượng đối lập lợi dụng những sự kiện phức tạp, nhạy cảm trong xã hội để kích động người dân xuống đường biểu tình, tuần hành trên quy mô lớn, gây áp lực tiến tới lật đổ chính quyền nhà nước và hậu quả là tất cả những cuộc biểu tình này bị đàn áp trong biển máu. Mấu chốt của những sự kiện đó chính là nó được xảy ra trong những thời điểm xã hội chứa đựng những yếu tố bất ổn. Đặc biệt, đối với Ai Cập, một đất nước với nền dân chủ đa nguyên, đa đảng, vừa trải qua những cuộc biến động lớn với
“mùa xuân Arập”.
Nhìn về Thiên An Môn và vấn đề Ai Cập mà ngẫm tới Việt Nam chúng ta. Hai sự kiện này tuy diễn ra khác nhau về thời điểm nhưng lại có chung một ý nghĩa, đó là lời chuông cảnh tỉnh cho những ai đang âm mưu thực hiện một nền dân chủ đa nguyên, chế độ đa đảng ở Việt Nam. Một xã hội đa nguyên ắt hẳn luôn chứa đựng những mâu thuẫn không thể giải quyết bởi sự tranh giành quyền lực của các lực lượng đối lập. Việt Nam sẽ đi theo con đường của riêng mình mà không thể có sự can thiệp của các thế lực bên ngoài. Con đường đó đảm bảo cho nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được sống trong môi trường hòa bình, ổn định và phát triển.
Ai Cập chính là minh chứng rõ nhất cho cái gọi là đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập đó. Vậy mà điều đó đang được bọn rận chủ tuyên truyền ở Việt Nam, mà đặc biệt dạo này nổi lên ông Lê Hiếu Đằng. Không biết rằng ông ta có theo dõi tình hình ở Ai Cập không nữa? Ai Cập nổi lên những căng thẳng, tranh chấp khó có thể hòa giải giữa các phe phái, trong khi quân đội thì tham gia trực tiếp vào chính trị, biểu tình diễn ra khắp mọi nơi ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Vậy Việt Nam cần gì từ những trường hợp, tư tưởng, chế độ để dẫn đến những điều có thể giống như thế?
Trả lờiXóacó thể hai sự kiện này không liên quan gì đến nhau hay cũng không có nhiều điểm chung hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên không khó để nhận ra đây đều là những vụ việc phức tạp làm ảnh hưởng tới tình hình của quốc gia, với ai cập thì tôi thấy trong tương lai, vẫn sẽ còn có những vụ việc tương tự như thế này, bởi tình hình chính trị của họ đang rất bất ổn
Trả lờiXóaAi cập chấp nhận đa nguyên chính trị và kết quả là như vậy, các đảng phái liên tục tranh giành nhau quyền lực và đây cũng là nét điển hình của một nền dân chủ đa nguyên. Thế mà nhiều người vẫn mơ hồ, không nhận ra bản chất của vấn đề này khi liên tục kêu gọi Việt Nam chấp nhận đa nguyên. Không biết họ sẽ nghĩ gì khi thấy những sự kiện này.
Trả lờiXóatôi không để ý tới việc hai sự kiện ơ trung quốc và ai cập này có liên quan tới nhau hay không, bởi vì đó không phải là điều quan trong đối với tôi, tuy nhiên qua các phương tiện thông tin đại chúng thì tôi thấy tình hình ở ai cập là rất bất ổn, đó là do sự bất ổn về chính trị, tinh hình đó thì đúng là không quốc gia nao trên thế giới muốn xảy ra ở nước mình cả đâu, kể cả việt nam cũng thế mà thôi
Trả lờiXóaThiên An Môn là một kịch bản thất bại của diễn biến hòa bình mà bọn đế quốc áp dụng với Trung Quốc, còn Ai Cập lại là hậu quả của một nền dân chủ đa nguyên không thể kiểm soát. Đây là bài học cho những ai còn mơ tưởng cho một chế độ đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam.
Trả lờiXóaNhìn mấy nước đa nguyên đa đảng suốt ngày đánh bom, suốt ngày chết chóc, nghĩ mà thấy sợ. Không biết người Việt Nam sẽ sống ra sao khi cũng như thế nhỉ. Hết Syri, Libang, Irac, rồi đến Ai cập. Sống ở những nơi mà sống chết không biết lúc nào thế mà gọi là dân chủ, đa nguyên đấy.
Trả lờiXóa