Khánh Việt
Myanmar ở rất gần Việt Nam. Thành phần tôn giáo ở Myanma có những điểm giống và khác đối với nước ta. Nhìn chung tôn giáo ở Myanma có nhiều nét tương đồng với Việt Nam nhưng điều khác biệt là ở Myanma, vấn đề xung đột tôn giáo là hết sức phức tạp. Những năm gần đây, chúng ta có thể thấy đất nước Myanma thường xuyên xảy ra các vụ xung đột tôn giáo, chủ yếu giữa tín đồ theo Phật giáo (chiếm đa số thành phần dân cư) với tín đồ theo Hồi giáo (số ít). Những cuộc xung đột có tính tổ chức, kéo dài và dai dẳng gây ra những hậu quả nặng nề về con người và tài sản; quan trọng hơn là gây ra sự chia rẽ sâu sắc giữa tín đồ các tôn giáo ăn sâu vào tư tưởng của người dân và báo hiệu sự kéo dài không thể chấm dứt. Gần đây nhất vụ bạo loạn trong đêm 24/8 vừa qua, “C
ó khoảng 1.000 tín đồ Phật giáo mang theo gậy và kiếm tấn công người Hồi giáo ở làng Htan Kone, thuộc khu vực Sagaing ở miền Trung Myanmar, sau đó đốt cháy hàng chục ngôi nhà và cửa hàng. Cảnh sát và quân đội đã được điều đến khu vực này, nỗ lực giải tán đám đông quá khích. Cảnh sát địa phương cho biết, khoảng 38 ngôi nhà, 12 cửa hàng kinh doanh và một nhà máy xay gạo, phần lớn thuộc sở hữu của người Hồi giáo, bị đốt cháy trong vụ bạo loạn trong đêm 24-8. Một số người Hồi giáo phải đi lánh nạn sang khu vực khác hoặc trú tạm trong các ngôi trường Hồi giáo”. Bạo lực tôn giáo ở Myanmar đã khiến hơn 250 người chết và 140.000 người khác buộc phải bỏ nhà đi lánh nạn. Hiện chưa có thông tin về thương vong lần này”.
Ngược lại ở Việt Nam, chúng ta cũng thấy thành phần tôn giáo rất đa dạng, nhưng chưa hề xảy ra xung đột như vậy. Các tín đồ tôn giáo Việt Nam sống hòa thuận và Nhà nước ta đã có những chính sách hòa hợp một cách hợp lý của Nhà nước hòa hợp các tôn giáo, hạn chế tính tiêu cực của các tôn giáo, hướng họ chung tay xây dựng đất nước. Điều đó là rất đáng quý, chúng ta phải chân trọng điều đó.
Không thể đòi hỏi điều gì hơn như thế!
thực ra thì chẳng cần phải nhìn vào xung đột ở myanma hay bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới để nhìn nhận ra tình hình đâu,chúng ta sống trên đất nước việt nam thì chúng ta biết, chính sách về tôn giáo của đảng và nhà nước ta là rất cởi mở, đây là môi trường thuận lợi để cho tôn giáo có thể phát triển
Trả lờiXóamỗi khi đất nước có bất kỳ một xung đột gì, cả về tôn giáo, dân tộc hay bất cứ thứ gì khác thì cũng đều là những nguyên nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự ổn đinh và phát triển của đất nước,đó là điều chắc chắn, và khi đó thì cuộc sống của nhân dân sẽ bị đe dọa nghiêm trọng nhất
Trả lờiXóathực ra trong thời gian vừa qua xuất hiện thông tin là việt nam không có tự do tôn giáo, ai cũng biết là đó chỉ là những điều hoàn toàn bịa đặt của những kẻ xấu với mục tiêu chống đối đất nước ta mà thôi, thực tế đâu có phải như vậy, không cần phải đến khi sự việc phức tạp ở myanma xảy ra chúng ta mới có thể nhận ra điều đó
Trả lờiXóatôn giáo luôn luôn là một vấn đề vô cùng nhạy cảm, thực tế đã minh chứng cho điều đó rất rõ ràng rồi, đây là một vấn đề rất hay được những thế lực thù địch trong và ngoài nước sử dụng để chống phá đất nước ta, biết là như vậy rồi, tuy nhiên để tìm được cách khắc chế nó thì thực sự là một vấn đề không hề đơn giản chút nào
Trả lờiXóaxung đột tôn giáo là một chuyện rất dễ có thể xảy ra, không phải chỉ riêng trong một đất nước mà thậm chí là trên bình diện thế giới nó cũng đã và đang xảy ra rồi, cứ nhìn vào cuộc chiến giữa đạo hồi và thiên chúa giáo thì sẽ thấy, vì vậy đây là một vấn đề luôn luôn nhạy cảm
Trả lờiXóamyanma không phải là quốc gia đầu tiên và duy nhất có tình trạng xung đột tôn giáo, nếu không cơ sự quản lý tốt của nhà nước với những chính sách phù hợp thì điều đó là rất dễ xảy ra, đặc biệt là những quốc gia có đông tôn giáo cùng tồn tại, việt nam cũng như vậy mà thôi
Trả lờiXóađạo nào cũng tốt, nhưng chỉ khi nó thuần túy. còn nếu có yếu tố chính trị thì không thể kiểm soát được
Trả lờiXóa