ĐẠI BÀNG XANH
Thời gian vừa qua, với việc những người tự xưng là "chiến sĩ thông tin" ở hải ngoại dựng lên phong trào 258 cùng với việc liên quan đến một cán bộ nhà nước của Thụy Điển được trao tuyên ngôn 258, nhiều luồng thông tin không đúng sự thật được dịp loan truyền, gây ảnh hưởng không nhỏ đến không khí hữu nghị truyền thống giữa 2 nước Việt Nam - Thụy Điển, là sự xuyên tạc trắng trợn những chính sách ngoại giao và đối ngoại của 2 nước. Vậy đâu là sự thật liên quan đến 2 vấn đề: đóng cửa đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam, việc ngừng viện trợ ODA cho Việt Nam của chính phủ Thụy Điển?
23/12/2010, Bộ Ngoại giao Thụy Điển tuyên bố đóng cửa đại sứ quán tại năm quốc gia, trong đó có Việt Nam. Lý do được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thụy Điển Carl Bildt giải thích là do Quốc hội Thụy Điển vào ngày 9-12-2010 đã quyết định cắt giảm 300 triệu krona (tương đương hơn 43 triệu đôla Mỹ) ngân sách cho các cơ quan chính phủ. Đại sứ Staffan Herrstrom giải thích thêm
:” Các đảng đối lập thống nhất rằng “ngân sách cho các cơ quan chính phủ và đại sứ quán cần giảm 300 triệu krona”, tức là 5%, là khá nhiều. Trong khoản chi công này, Bộ Ngoại giao chiếm phần rất lớn, bởi đặt sứ quán ở nước ngoài nghĩa là phải cử người đến nước sở tại, thuê nhà và trả các khoản chi phí khác, rất tốn kém. Đóng cửa đại sứ quán thực sự là việc cần thiết để cắt giảm chi tiêu công. Tất nhiên đây không phải quyết định dễ dàng và ngay cả bây giờ một cuộc tranh cãi vẫn đang diễn ra công khai trên báo chí Thụy Điển”.
Trước việc này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao lúc bấy giờ, bà Nguyễn Phương Nga cho biết: “Việt Nam rất lấy làm tiếc về quyết định của Chính phủ Thụy Điển đóng cửa Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội cùng với việc đóng cửa đại sứ quán Thụy Điển ở một số quốc gia khác do những khó khăn về ngân sách. Đây là quyết định nội bộ của Thụy Điển. Việt Nam khẳng định luôn coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với Thụy Điển đã được gìn giữ và phát triển bởi nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước trong nhiều năm qua. Chúng tôi mong muốn hai bên sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trong thời gian tới, thông qua các biện pháp và hình thức phù hợp, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của cả hai nước. Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để Thụy Điển sớm mở lại đại sứ quán tại Việt Nam khi điều kiện cho phép”.
Thomas Kanger - một nhà văn và nhà báo Thụy Điển, người từng gắn bó với Việt Nam từ hồi chiến tranh chống Mỹ - cảm thấy rất “choáng váng” khi đọc thông cáo báo chí về việc Thụy Điển sẽ đóng cửa đại sứ quán tại Việt Nam. Đề cập đến dư luận ở Thụy Điển, ông nói: “Quyết định vừa ra nên thông tin rất ít. Nếu đúng là sứ quán phải đóng cửa thật thì đó sẽ là một ngày buồn đối với cá nhân tôi và chắc chắn là cả đối với rất nhiều người Thụy Điển khác. Nhưng phải nói rằng tôi không tin đây đã là kết luận cuối cùng”.
Việc một quốc gia quyết định đóng cửa đại sứ quán ở nước này nước khác không phải là mới. Đồng quan điểm với Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường- nguyên đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển( 2002- 2006), đại sứ Staffan Herrstrom khẳng định hai nước sẽ cố hết sức để tiếp tục nuôi dưỡng mối quan hệ sâu sắc dài hơn 40 năm qua. Và theo ông: “Quan hệ giữa hai nước cần được hiểu là quan hệ giữa người dân, giữa các hội đoàn tổ chức phi chính phủ, các công ty, các học giả, nhà báo v.v… với nhau nữa. Nếu xét trên mọi khía cạnh thì chúng ta đều thấy rằng những mối quan hệ đó, nhất là trong lĩnh vực thương mại, chưa tiến triển nhiều và cần được đẩy mạnh hơn. Bản thân chúng tôi cũng sẽ cố gắng thúc đẩy đổi mới ở Việt Nam theo hướng ủng hộ sự minh bạch, công khai, trách nhiệm giải trình v.v... Tôi tin tưởng vững chắc, dựa trên kinh nghiệm của chính đất nước tôi, rằng đó là con đường đúng mà Việt Nam sẽ đi trong dài hạn. Tôi nghĩ như vậy mới là mối quan hệ đối tác có hiệu quả”.
Còn về việc ngừng cấp viện trợ không hoàn lại ODA cho Việt Nam, đây là sự kiện nằm trong lộ trình viện trợ của chính phủ Thụy Điển đã được đưa ra từ trước, được hoãn lại đến cuối 2013. Giải thích cho điều này là việc công nhận những thành quả đáng được ghi nhận trong thời gian qua của Việt Nam trong việc nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh các hoạt động thương mại, ngoại thương, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... có một chút buồn khi nguồn viện trợ phải dừng lại, nhưng đó đã là lộ trình được thiết lập. Nó cũng cho thấy nguồn viện trợ của Thụy Điển trong thời gian qua đã có đóng góp tích cực trong công cuộc giúp đỡ Việt Nam phát triển và Việt Nam đã sử dụng nguồn viện trợ đó một cách hiệu quả, hữu ích, mang lại kết quả tích cực, thay đổi bộ mặt đất nước. "Việt Nam đã không còn là nước nghèo, nước nằm trong diện cấp viện trợ ODA của Thụy Điển"
Việc trao tuyên bố 258 cho một cán bộ thuộc đại sứ quán Thụy Điển là hoàn toàn không liên quan tới 2 vấn đề, một đã xảy ra trong quá khứ (việc đóng cửa đại sứ quán từ năm 2010) và một việc nằm trong lộ trình định sẵn (dừng cấp viện trợ ODA của Thụy Điển cho Việt Nam)... Mọi tuyên bố mập mờ hòng cố ý xuyên tạc mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Thụy Điển phải ngăn chặn mạnh mẽ bằng những nhận thức đúng đắn và chứng cứ chính xác về vấn đề này!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét