@Xứ Thanh
Cuối đời nhà Ngô - Ngô Quyền (938 – 967) đất nước bị chia tách, cát cứ bởi 12 phiến sứ quân, sử cũ gọi là “loạn 12 sứ quân”, trước tình trạng trong nước đời sống nhân dân ly tán loạn lạc, bên ngoài giặc Tống (Trung Quốc) lăm le xâm lược. Đinh Tiên Hoàng (924 - 979) đã dẹp 12 sứ quân thống nhất giang sơn, trở thành hoàng đế đầu tiên trong lịch sử nước nhà sau 1000 năm Bắc thuộc. Đại Cồ Việt - nhà nước quân chủ tập quyền đầu tiên ở Việt Nam đã mở đầu cho thời đại độc lập - tự chủ của dân tộc
Năm 1954, đất nước tiếp tục bị chia cắt hai miền Nam - Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến sau hiệp định Giơnevơ (1954), Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bắt đầu công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong khi đó miền Nam, vẫn nằm dưới ách xâm lược của Pháp (sau này là Mỹ, cai trị bởi chế độ Ngụy quyền - tay sai đế quốc Mỹ). Trong khoảng thời gian hơn 20 mươi năm đất nước phải chịu triệu tấn bom đạn Mỹ, Ngụy; nhân dân miền Nam sống trong khủng bố và đàn áp, giết chóc của Ngụy quyền tay sai, sự tàn khốc của chiến tranh thể hiện với tuyên bố của tổng thống Mỹ Nichxơn (nhiệm kỳ 1969 -1974): “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”. Đến năm 1975, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân hai miền, quân đội nhân dân Việt Nam “đánh cho Mỹ cút - đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, chấm dứt tình trạng một nước hai chế độ. Làm nên chiến thắng vẻ vang bậc nhất trong lịch sử dân tộc, “lưng lẫy năm châu - chấn động địa cầu”.
Đây là những chứng tích lịch sử hùng hồn và sáng rõ nhất để mỗi chúng ta tự nhận định bản chất và hậu quả của vấn đề “đa nguyên - đa đảng” gây nên những chương đen tối nhất, đẫm máu nhất cho dân tộc “con Lạc - cháu Hồng”. Vì vậy, mỗi công dân Việt Nam đừng để luận điệu “đa nguyên - đa đảng” của các thế lực thù địch tiếp tục lôi kéo hòng làm suy yếu dân tộc, chia cắt đất nước, gây hoang tưởng bản thân như một số kẻ “hưởng lương chế độ xã hội chủ nghĩa đi ôm chân đê quốc” hiện nay, điều này đã và đang gây nhức nhối cho toàn xã hội.
đất nước nào cũng vậy thời kỳ nào cũng vậy thôi, điều quan trọng là phải có được sự thống nhất, phải nhất quán, có như vậy thì đất nước mới có thể ổn định và phát triển được, thực tiễn cũng đã chứng minh rất rõ điều đó, nếu một đất nước khi có xung đột, cạnh tranh thì sẽ không bao giờ có thể ổn định và phát triển được
Trả lờiXóamuốn đất nước phát triển thì phải có sự thống nhất, đó là điều đương nhiên ròi, có thống nhất thì mới có thể tập trung nguồn lực để duy trì sự ổn định và phát triển được chứ, nếu cứ bung sức ra mà đấu đá lẫn nhau thì tương lai của đất nước có thể đi về đâu đây
Trả lờiXóalịch sử luôn cho ta những bài học quý báu, chúng ta hoàn toàn có thể tránh được cảnh dẫm vào vết xe đổ nếu trân trọng những bài học đó, theo lịch sử thì mỗi khi đất nước có xung đột thì nhân dân chắc chắn sẽ khổ,đó là điều không có gì phải tranh cãi, chúng ta cẩn phải luôn luôn nhớ điều đó
Trả lờiXóa