Việt Dũng
Đảng Cộng sản Việt Nam – đội quân tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành với quyền lợi của giải cấp công nhân, nhân dân lao động và của các dân tộc Việt Nam. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Đảng là lưc lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định đến thắng lợi của cách mạng, đem lại sự ổn định và phát triển cho đất nước, tiến tới một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề “
độc đảng” hay “
đa đảng” đang trở nên nóng bỏng, được các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, đả kích gay gắt. Các thế lực thù địch và các phần tử phản động rêu rao “
đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” như là khuôn vàng của dân chủ, cái giá trị dân chủ của chúng mà ta phải tuân theo. Chúng cho rằng từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản, vì đó là “
then chốt của chế độ dân chủ”…, mục đích cuối cùng của chúng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Gần đây, nổi lên có Lê Hiếu Đằng – nguyên là Phó Tổng thư ký Ủy ban trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh. Chính y đã khởi xướng, ra lời kêu gọi thành lập một đảng mới “
Đảng dân chủ xã hội”, đòi Việt Nam phải đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập với những luận điệu như: “
Nếu cứ hy vọng hão huyền rằng Đảng tự thay đổi thì rất khó vì bây giờ Nhà nước Việt Nam đã bị tha hóa và trở thành những tập đoàn lợi ích lũng đoạn nhà nước rồi. Vì thế họ từ bỏ vị thế của mình là rất khó”; “
Người dân có quyền thành lập các đảng, lực lượng chính trị đối lập, song song cùng tồn tại với Đảng Cộng sản, chứ không phải bài bác Đảng Cộng sản, và như vậy là phù hợp với luật pháp”…..
Như vậy, Lê Hiếu Đằng đã khẳng định Việt Nam cần đa đảng đối lập. Theo y đây là điều hết sức bình thường, hắn cho rằng chưa có văn bản pháp lý nào cấm đa nguyên đa đảng.
Đọc những lời lẽ trên chúng ta cảm thấy hổ thẹn khi Đằng là một công dân Việt Nam, hơn nữa y còn là một đảng viên cộng sản với 40 năm tuổi đảng. Thử hỏi với 40 năm là đảng viên, Đằng không nhìn thấy được tầm quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam mà lại có những nhận thức sai lầm, ấu tri về Đảng Cộng sản như vậy. Đã có khi nào Đằng tự hỏi “
Nếu không có Đảng Cộng sản Việt Nam thì liệu có Đằng của ngày hôm nay hay không?”. Y có bao giờ nghĩ điều gì sẽ đến nếu Việt Nam thực hiện đa đảng. Chắc hẳn trong tâm tưởng của Đằng cho rằng nếu Việt Nam thực hiện đa đảng thì sẽ dân chủ hơn, đất nước phát triển hơn, đời sống nhân dân sẽ tốt hơn. Hắn có ngộ nhận quá không? Bởi khi Việt Nam đa đảng sẽ dẫn tới tình trạng đất nước diễn ra cảnh hỗn loạn, các đảng phải tranh giành quyền lực gây nên tình trạng mất ổn định chính trị, làm đổ vỡ nền kinh tế, xã hội loạn lạc như đã xảy ra ở một số nước. Thảm họa đó chắc chắn sẽ giáng cả lên đầu nhân dân. Khi đó, Việt Nam sẽ không còn phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam mất vai trò lãnh đạo, mọi thành quả cách mạng bị tiêu tan.
Đằng đã từng giữ nhiều cương vị quan trọng của đất nước hắn y cũng là một tri thức có trình độ, hiểu biết…. Thật đáng tiếc khi trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, y lại có những suy nghĩ, nhận thức lệch lạc như vậy. Có thể Đằng đang nằm mơ về một đất nước đa nguyên, đa đảng, một đất nước dân chủ hão huyền mà y đang hướng tới.
Chúng ta phải nhìn nhận thực tế rằng ở Việt Nam không có điều kiện để có thể thực hiện đa nguyên đa đảng được. Mặt khác, chế độ dân chủ ở Việt Nam là một chế độ dân chủ tiên tiến và ưu việt. Bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của nó không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả của bao mồ hôi, xưomáu của nhiều thế hệ nhân dân Việt Nam. Vậy mà các thế lực thù địch lại đem ra xuyên tạc, bóp méo phủ nhận những thành quả cách mạng đó một cách đơn giản, đó là điều hoàn toàn phi lý không thể nào chấp nhận được. Chắc hẳn mọi người đều đã biết được sự hão huyền của Đằng với cái gọi là “
đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam”.
Nguồn: vietnamdanchu2013.blogspot.com
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét