@Xứ ThanhLê Hiếu Đằng: Cần cho lập thêm các đảng đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam…Trotsky (
sinh ngày 07/11/ 1879 tại
Kirovohrad, Ukraina, mất ngày 21/8/1940), là cha đẻ “Chủ nghĩa xét lại”: xu hướng phản bội trong phong trào công nhân chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp tư sản, núp dưới danh nghĩa "xem xét lại" chủ nghĩa Mác để xuyên tạc và đi tới chỗ gạt bỏ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về đấu tranh giai cấp.
Chủ nghĩa xét lại nảy sinh vào cuối thế kỷ XIX ở Đức. Những người theo chủ nghĩa xét lại chủ trương thoả hiệp với giai cấp tư sản, tập trung hoạt động vào đấu tranh nghị trường. Xem đó là hình thức chủ yếu giành và xây dựng chính quyền kiểu mới.
Ông Lê Hiếu Đằng là ai…Nguyên Tổng thư kí Uỷ ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định (1969-1975), Nguyên phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM (từ 1989-2009), là Đại biểu HĐND Thành phố khóa 4, khóa 5 (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
). ông Lê Hiếu Đằng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; đã từng tham gia phong trào học sinh - sinh viên chống chiến tranh tại Sài Gòn từ trước năm 1975; đã từng tham gia xây dựng TPHCM, xây dựng đất nước một cách tự nguyện, lại có thể phủ nhận mọi thành quả của cách mạng Việt Nam, nhìn nhận qua lăng kính cá nhân một cách phiến diện, ấu trĩ và lệch lạc.
Trong bài phỏng vấn RFI Việt ngữ đã trao đổi với ôngLê Hiếu Đằng ngày 13/08/13. Tác giả có thể dễ dàng chỉ ra những lời nói đầy mâu thuẫn, có phần hoang tưởng, kết quả của quá trình tư duy nhận thức lệch lạc, chủ quan, nóng vội của ông đối với thành quả của cách mạng, và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước. RFI : Dạ như vậy đảng Cộng sản sẽ phải chấp nhận cái thách thức là sẽ phải cạnh tranh với các đảng đối lập khác?“…Nhưng mà những đảng nhỏ ra đời sau sẽ trở thành lực lượng đối lập. Đó là một sự kềm hãm, một cái thắng đối với đảng cầm quyền. Như vậy qua cuộc bầu cử bình đẳng mà nếu đảng Cộng sản thắng thì càng có uy tín – dân người ta ủy nhiệm cho anh như vậy. Chứ bây giờ nói là lịch sử thế này thế kia nên bây giờ dân ủy nhiệm, thì tôi cho là không đúng, mà phải nhìn thông qua một cuộc bầu cử bình đẳng, được quốc tế giám sát như đang rất phổ thông hiện nay”.Con đường cách mạng chuyên chính vô sản mà nhân dân Việt Nam đi theo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là do chính nhân nhân Việt Nam đã chọn, đó cũng là con đường lịch sử tất yếu, và mang tính thời đại đúng đắn thể hiện bằng việc giải phóng dân tộc và giải phóng con người khỏi mọi áp bức, xây dựng đất nước hiện đại như ngày nay chỉ sau chưa đến một thế kỷ. Hẳn chính ông, một nhà nghiên cứu triết học, lý luận chủ nghĩa Mác, đi lên từ lịch sử dân tộc, phải biết rõ: Sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời ngày 2 - 9 - 1945, theo chủ trương của lãnh đạo Nhà nước, chế độ đa Đảng đã hình thành với việc Đảng Cộng sản Việt Nam, Lực lượng Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) do Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam... cầm đầu và Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) do Nguyễn Hải Thần nắm giữ cùng tham gia quốc hội. Chính tình trạng đa đảng này đã đẩy dân tộc ta vào tình cảnh “Ngàn cân treo sợi tóc” thù trong – giặc ngoài, thành quả cách mạng có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Về sau, lịch sử và yêu cầu của dân tộc đã chứng minh rằng, chỉ có con đường cách mạng mà Đảng Cộng sản Việt Nam là lãnh đạo duy nhất mới có thể mang lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Tiếp tục trả lời phỏng vấn RFI, Ông Đằng nói: “Về phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin mà tôi hiểu được có một điều cơ bản là cơ sở hạ tầng (bao gồm cơ sở xã hội, cơ sở kinh tế...) như thế nào thì phản ảnh lên thượng tầng kiến trúc như thế đó”, “Một khi cơ sở hạ tầng có nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội sẽ có nhiều tầng lớp với lợi ích khác nhau, thì tất yếu họ phải có tổ chức để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của họ” và “đó là quy luật tất yếu, vì vậy không thể không đa nguyên đa đảng được…”.Chắc ông Đằng hẳn phải biết rằng: Một chế độ đa đảng chưa hẳn đã là chế độ đa nguyên về chính trị. Trung Quốc hiện nay có 9 đảng chính trị thì 8 đảng thừa nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc là người duy nhất lãnh đạo nước Trung Hoa, lấy chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là chế độ đa đảng mà nhất nguyên về chính trị. Ở Mỹ, tuy có 2 đảng nhưng có đúng là chế độ đa nguyên về chính trị không? Bởi 2 đảng này chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản còn xét về bản chất giai cấp - xã hội, 2 đảng này là đồng nhất, có mục tiêu căn bản giống nhau: củng cố và phát triển thể chế chính trị đầy bất công ở Mỹ. Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của nhà vua, họ là những nhà nước quân chủ lập hiến. Không ai có thể đòi hỏi các quốc gia ấy xóa bỏ thể chế riêng có của họ. Ở nước Nga thời hậu Xô-viết, người ta cũng thành lập chế độ cộng hòa tổng thống theo cách thức của người Nga chứ không theo cách thức của người Anh để tái thiết lập chế độ Sa hoàng…
Hẳn ông cũng hiểu rõ bài học vỡ lòng của con trẻ mà ông cha từng dạy: “Bài học sức mạnh của bó đũa”, đừng để việc tranh luận không cần thiết về đa đảng hay không đa đảng ở Việt Nam một lần nữa rơi vào âm mưu khống chế, xâm lược đất nước ta phục vụ mưu đồ chính trị xấu của ngoại bang.
Lịch sử phong trào đấu tranh giải phóng giai cấp – giải phóng ách áp bức trong lao động, giải phóng lực lượng sản xuất, cách mạng dân tộc dân chủ trên toàn thế giới đã phê phán và chỉ rõ quan điểm lệch lạc về “Chủ nghĩa xét lại” của Trotsky. Còn về phần ông – Lê Hiếu Đằng, xin ông đừng để lịch sử Việt Nam hiện đại coi ông là “Trotsky mới” – kẻ phản bội cách mạng, kẻ thù của nhân dân.
Nguồn: vietnamdanchu2013.blogspot.com
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét