@@
Dư luận gần đây lại xôn xao vì Trần Huỳnh Duy Thức, trong ngày lễ của cha vừa qua, con gái lớn của anh ta đã đăng một bài rất tình cảm trên facebook mà có lẽ nghe qua chúng ta cũng biết rõ đây không thể là lời văn của một đứa trẻ được. Dùng con trẻ để lấy lòng thương của người khác có lẽ đã trở thành những chiêu bài đắc lực của những nhân vật “tầm cỡ” này. Trần Huỳnh Duy Thức nguyên là Tổng Giám đốc của Công ty Dịch vụ điện thoại internet OCI.
Trong thời kì đầu của thế kỉ XXI, công ty điện thoại internet do Trần Huỳnh Duy Thức thành lập đã tạo được “vỏ bọc” hoàn hảo cho mình là điểm sáng trong ngành công nghệ thông tin Việt Nam, có nhiều bước đột phá và đầu tư rộng rãi không chỉ với các nước trong khu vực mà còn hợp tác với cả cường quốc thế giới – Hoa Kỳ. Để có sức ảnh hưởng của mình thì hắn đã dùng những lời lẽ phê bình các cơ quan quản lý viễn thông của chúng ta là “rào cản” đối với sự phát triển công nghệ cao. Đúng là một luận điệu sai lệch, bởi lẽ nếu công nghệ cao mà ồ ạt tràn vào nước ta thì chúng ta liệu có thích ứng được không, lợi ích thì chẳng thấy đâu khi mà chúng ta phải đón lấy đầy rẫy nguy hại. Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt vào ngày 24 /5/2009, với tội danh ban đầu được nói là "trộm cắp cước điện thoại" và sau đó cơ quan điều tra tuyên vi phạm Điều 88 Bộ Luật hình sự, Tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN. Hẳn là những tuyên truyền bất lợi của anh ta về nhà nước đã bị phanh phui, âm mưu chia rẽ nội bộ của hắn đã bị cơ quan chức năng ngăn chặn kịp thời. Bị bắt cùng đợt với hắn còn có luật sư Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long. Qua một thời gian điều tra, sự thật tội danh của Trần Huỳnh Duy Thức đã được phơi bày, là tội hoạt động lật đổ - điều 79 Bộ Luật Hình sự. Hắn ta đã thành lập một nhóm “tri thức chân chính” mang tên “Nhóm nghiên cứu Chấn” sau đó dùng nhiều lời lẽ xuyên tạc để nhận định, đánh giá, dự đoán về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước như những chuyên gia thực thụ. Nếu thực sự có những vị “tri thức” –“hiền tài” như hắn ta thì sẽ chẳng còn ai là tội phạm ở Việt Nam nữa. Đặc biệt là những lời lẽ của hắn đã làm lay động một số người có kiến thức hạn hẹp. Chính hắn là người đã reo rắc ý đồ nhằm chia rẽ nội bộ chúng ta. Hắn làm thế vì ai, vì mục đích gì hẳn vẫn còn là một ẩn số! Và mức án xứng đáng mà những gì hắn đã làm là chịu hình phạt tù 16 năm. Ấy vậy mà khi vào tù rồi, dư luận vẫn đang xôn xao khi biết hắn sẽ tập hợp những bài viết của mình để đưa lên mạng phổ biến rộng rãi. Tại sao lại có thể lạ lùng như vậy, phải chăng chúng đã sắp đặt tất cả khi biết trước rằng sẽ có ngày này xảy ra. Ai đã giúp sức cho hắn thực hiện những mưu đồ độc ác này. Hắn một mực cho rằng con đường hắn chỉ ra là “con đường Việt Nam cần đi tới vì tương lai”, nhưng thực sự khi thực hiện theo điều hắn nói, liệu xã hội này còn có tương lai?
Những lời lẽ của bọn phản động thường có vẻ “rất dễ nghe”, “rất thấu tình đạt lý” nhưng bản chất sau lời lẽ ấy là một âm mưu thâm độc. Chúng luôn nói lí lẽ là vì lợi ích của nhân dân, vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho chúng ta; chúng chỉ ra những con đường đi trải đầy hoa hồng mà những người thiếu suy nghĩ tưởng là thiên đường; nhưng một khi bước vào đó chúng ta sẽ chảy máu vì những cái gai sắc nhọn. Lời lẽ mị dân ấy chỉ đánh gục được những người suy nghĩ nông cạn mà thôi, làm sao hắn có thể chia rẽ, hạ gục được cả dân tộc Việt Nam đoàn kết như thế này. Trần Huỳnh Duy Thức nói: “Chúng ta phải hành động nhưng không phải vì lợi nhuận. Điều này sẽ mang lại lợi ích quá lớn cho đất nước để có thế toan tính thiệt hơn. Nếu điều này không xảy ra trong năm sau thì Việt Nam sẽ đánh mất một cơ hội lớn giống như lỡ một chuyến tàu”. Hắn nói như một “vĩ nhân thực thụ” vậy, một vĩ nhân thông qua bài bản giảng dạy đắc lực ở đâu mà lại có cái nhìn hiểm độc, mưu mô như vậy? Hắn biết sự đoàn kết toàn dân là cần thiết, vậy tại sao lại cố tình gây mâu thuẫn để chia rẽ mối liên kết từ ngàn đời ấy. Chính hắn là người đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của chúng ta, reo rắc những ý nghĩ sai lệch, làm lung lay lòng tin của nhân dân. Hắn mới chính là những người đáng bị xử án vì những gì đã làm!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét