Từ trước đến nay, Mỹ tự cho mình cái quyền đi xem xét, đánh giá về tình hình dân chủ, nhân quyền của các nước, hàng năm Bộ ngoại giao Mỹ đưa ra bản đánh giá nhân quyền, không tiếc lời lên án chỉ trích các nước mà theo Mỹ có vấn đề về nhân quyền. Mỹ có tham vọng muốn áp đặt giá trị dân chủ, nhân quyền Mỹ buộc mọi nước trên thế giới phải theo, đó là tham vọng giữ vai trò thống trị, điều khiển thế giới này.
Với quan niệm “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, Mỹ tự cho mình cái quyền sử dụng vũ lực xâm phạm lãnh thổ thiêng liêng của các quốc gia mà Mỹ cho rằng người dân bị nhà cầm quyền nước đó đàn áp, xâm phạm nghiêm trọng quyền con người, với một mỹ từ đẹp đẽ là một cuộc chiến bảo vệ Nhân quyền. Nhà nước Mỹ thực sự “nghĩa hiệp” vậy sao? Chẳng khó gì, ai trong chúng ta cũng thấy cái nghĩa hiệp của nước Mỹ được biểu hiện như thế nào; tất cả các cuộc chiến tranh Mỹ thực hiện đều vì bảo vệ lợi ích nước Mỹ, mà trực tiếp đó là tầng lớp nhà giàu, những ông chủ tài phiệt; cho dù đánh đổi bằng bao cái chết của người dân nước bị xâm chiếm.
Thật là đáng lên án, trong khi Mỹ không ngừng đánh giá, chỉ trích về nhân quyền của các nước thì ngay trong chính lòng nước Mỹ vấn đề nhân quyền lại bị xâm phạm nghiêm trọng nhất.
Chúng ta còn nhớ sự kiện, bức màn bí mật của nhà tù Goan -ta - na - mo được hé lộ, đã tạo ra một sự phẫn nộ của hàng triệu người không chỉ ở nước Mỹ mà còn ở trên toàn thế giới. Nhà tù này được Chính phủ Mỹ đưa vào hoạt động từ năm 2002, là nơi giam giữ, thẩm vấn những nghi can Khủng Bố nhằm vào nước Mỹ, họ bị giam giữ và tra tấn với nhưng thủ đoạn rã man như thời Trung cổ. Có khoảng 100 tù nhân được chuyển tới Goan-ta-na-mô bị cơ quan bắt giữ đưa vào danh sách mắc bệnh trầm cảm hoặc tâm thần. Rất nhiều tù nhân trong số này đã chống đối bằng cách nhịn đói hoặc cố gắng tự sát. Vậy, đây là giá trị nhân quyền mà Mỹ đang rêu rao trên khắp mọi nơi trên thế giới, Mỹ cứ tự hào là nước dân chủ văn minh, vậy bắt, tra tấn những người mà Mỹ nghi là Khủng bố (rất nhiều người trong số họ sau này là vô can) ở Goan ta na mô, xâm phạm nghiêm trong nhân quyền thì Mỹ nói sao về hành vi này?
Trong cuộc chiến tranh Irad, vào tháng 3/2003, lấy cớ tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt, và giải phóng nhân dân Irad khỏi chế độ độc tài, vi phạm nhân quyền, liên quân do Mỹ đứng đầu với khí thế áp đảo về lực lượng và vũ khí công nghệ cao đã tiến hành cuộc chiến lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein bất cháp nghị quyết của LHQ phủ quyết hành động này của Mỹ. Trong thời gian chiếm đóng, cuộc chiến của Mỹ đã làm hơn 100.000 dân thường Iraq chết, mỹ không những không trấn áp được khủng bố mà Iraq còn trở thành một "địa bàn" cho khủng bố tung hoành. Sau này, không tìm thấy bằng chứng nào của sự tồn tại của vũ khí hủy diệt, chính phủ Mỹ đã buộc phải công khai thừa nhận nguồn tin Irad có vũ khí hủy diệt hang loạt, nguyên nhân trực tiếp mà Mỹ nêu ra để tiến hành chiến tranh xâm lược Irad chưa được kiểm chứng và sai. Qua sự việc trên chúng ta thấy, chỉ vì một nguồn tin chưa được kiểm chứng mà Mỹ bất chấp sự phủ quyết của Hội đồng bảo an liên hợp quốc, xem thường tính mạng của người dân, cùng đồng minh tiến hành xâm lược, gây bao chết chóc, tang thương cho người dân Irad. Đó là hành động ngông cuồng, chà đạp lên luật pháp và những nguyên tắc dân chủ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng nhân quyền của người dân nước khác?
Một điều ai cũng rễ nhận thấy là, ở Mỹ sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn và có xu hướng ngày càng gia tăng, tài sản nước Mỹ tập trung chủ yếu trong tay nhà từ bản, theo thống kê, 20% dân số chiếm đến 80 % tài sản nước Mỹ và ngược lại 80% dân số chiếm 20% tổng tài sản. Những người giàu chiếm thiểu số có xu hướng ngày càng giàu hơn, trong khi ở tầng lớp người nghèo khó chiếm đa số trong xã hội Mỹ thì ngược lại họ đang dần rơi vào tình cảnh khốn cùng và chịu nhiều thiệt thòi trong quan hệ xã hội. Theo một cuộc điều tra hiện Mỹ có khoảng 40 triệu người thất nghiệp, trong đó khoảng 14 triệu người có khả năng thất nghiệp vĩnh viễn, đời sống của họ vô cùng khó khăn, liệu thực tế đó có cho phép Mỹ tự hào về tình hình nhân quyền ở ngạy tại nước mình?. Bên cạnh đó, sự tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, bất khả xâm phạm về thân thể… ở Mỹ cũng còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Bốn năm liền, Viện dân chủ và hợp tác ở New York công bố báo cáo về các hành vi thô bạo của cảnh sát chống người nhập cư, các vụ xâm phạm quyền tự do ngôn luận, bất bình đẳng về giai cấp ở Hoa Kỳ. Ông Andranik Migranyan - Giám đốc Viện này, từng nói:
“Tất nhiên, Hoa Kỳ là một quốc gia với nhiều truyền thống dân chủ. Nhưng, nếu nhìn kỹ cách tổ chức đời sống xã hội, thì rất tiếc sẽ thấy rõ nhiều vấn đề không cho phép Hoa Kỳ coi mình như thầy giáo giới thiệu mô hình lý tưởng về việc bảo vệ quyền con người”.
Chỉ lược thảo qua đôi chút một số vấn đề, gọi là bề nổi của tảng băng chìm thực trạng “nhân quyền” tại Mỹ như thế nào cũng cho chúng ta thấy bản chất thực sự của Chính quyền nước này. Họ không có quyền và không đủ tư cách đi phán xét về tình hình nhân quyền của nước khác, khi mà chính ngay Mỹ lại là nước có nhiều vấn đề về nhân quyền đang tồn tại. Phải chăng nhân quyền chỉ là một chiêu bài để Chính phủ Mỹ thực hiện các hành động xâm phạm đến chủ quyền của nước khác phục vụ lợi ích nước Mỹ mà trực tiếp và chủ yếu nhất là những nhà tư bản Mỹ?
DTC - YN
Nước Mỹ mà cũng nói đến cái chuyện nhân quyền sao.Thật là không biết xấu hổ là gì mà.Họ luôn tự cho mình là những nhà dân chủ,nhân quyền để có thể đi can thiệp vào tình hình của các nước khác.Nhưng thực tế thì hoàn toàn khác.Đây thật sự là một âm mưu xâm chiếm nước khác của bọn Mỹ.Chúng đã thực hiện được âm mưu này ở nhiều nước,và thực tế cho thấy họ đang thành công với cái vỏ bọc dân chủ xấu xa của mình.Chúng ta cần phải cảnh giác với cái âm mưu đó của bọn Mỹ.
Trả lờiXóaHãy nhìn nước của mình xem thế nào rồi hãy nói đến nước khác.Trong nước thì không lo được chứ huống gì là tình hình của nước khác chứ.Lúc nào cũng cho mình là những nhà dân chủ rồi thích làm gì thì làm.Coi thường luật pháp quốc tế.Thế giới thừa biết cái bộ mặt giả tạo của nước Mỹ rồi.Có chăng họ không muốn nói ra thôi.để xem nước Mỹ có thể làm những trò cười gì nữa mà thôi.
Trả lờiXóa