Việt Dũng
Có thể nói Chủ tịch Hồ Chí Minh – một người cộng sản theo chủ nghĩa mác lê nin, là người đã đặt nền móng cho tự do tín ngưỡng và đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam. Người không bao giờ phản đối, bài xích các tôn giáo và luôn luôn tỏ thái độ tôn trọng, đề cao vai trò của những vị đã sáng lập ra các tôn giáo. Người nói: “
Mục đích cao cả của Phật Thích Ca và ChúaGiê - xu đều giống nhau. Thích Ca và Giê-xu đều muốn cho mọi người đều có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng”.Chủ tịch Hồ Chí Minh là mẫu mực của sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng. Người không hề có sự phân biệt đối xử giữa tôn giáo này và tôn giáo khác, giữa người có đạo và người không có đạo. Tư tưởng tự do tín ngưỡng và đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo là tư tưởng nhất quán và đã trở thành chính sách lớn của đảng và nhà nước ta, được luật hóa trong các văn bản Hiến pháp (xuyên suốt từ hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, kể cả trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 mà Quốc hội đang xin ý kiến toàn dân) và pháp luật.
Tự do tín ngưỡng tôn giáo được coi là một nguyên tắc ủng hộ quyền tự do các nhân hay cộng đồng trong việc bí mật hay công khai thực hành, thờ phụng một tôn giáo hay tín ngưỡng. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị, được ghi nhân trong các văn bản pháp luật quốc tế về quyền con người và pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam; quyền tự do tín ngưỡng là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật (Điều 70 HIến Pháp, pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004, nghị định số 22/ 2005/ NĐ – CP).
Điều 70 hiến pháp 1992 quy định: “
Công dân có quyền tư do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước”.
Thể chế hóa nội dung này, ban tôn giáo chính phủ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành nghị định số 26/11999/ NĐ –CP ngày 19/04/1999 về các hoạt động tôn giáo. Nghị định này đã khẳng định các nguyên tắc như: “
nhà nước đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ” (Điều 1); “
Những hoạt động tôn giáo chính đáng, hợp pháp của tín đồ được nhà nước đảm bảo, những hoạt động tôn giáo vì lợi ích cảu tổ quốc và nhân dân được nhà nước khuyến khích” (điều 4); “
Các hoạt động tôn giáo phải tuân theo pháp luât của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam” (Điều 3); “
mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để chống lại nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm hại nền văn hóa lành mạnh của dân tộc và hoạt động mê tín, dị đoan đều bị xử theo pháp luật” (Điều 5). Ngoài ra, nghị định còn quy định nhiều nội dung liên quan đến hoạt động tôn giáo và những quy định đảm bảo cho các tôn giáo hoạt động như quy định về tự do theo, không theo hoặc thay đổi tôn giáo; quy định về sinh hoạt của tín đồ, hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành, phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, nhà tu hành; quy định về việc công nhân tổ chức tôn giáo; đăng ký, xin phép hoạt động tôn giáo; xây dựng sửa chữa cơ sở tôn giáo, xuất bản kinh, sách, xuất nhập khẩu các ấn phẩm tôn giáo, đồ dùng việc đạo, mở các trường, lớp tôn giáo, hoạt động từ thiện nhân đạo, hoạt động tài chính của tôn giáo; quan hệ quốc tế của tôn giáo và việc xử lý các trường hợp mạo danh chức sắc, nhà tu hành vi phạm.
Ngoài hiến pháp đã quy định tự do tín ngưỡng tôn giáo, ta phải kể đến các văn bản luật khác như: Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, chỉ thị số 01/2005/CT – TTg ngày 31/12/2005, chỉ thị số 1940/2008/CT – TTg ngày 31/12/2008. Tiếp đó còn có các văn bản luật khác có các quy định điều chỉnh hoạt động liên quan đến hoạt động tôn giáo như luật đất đai, luật xây dựng, luật cư trú, luật hôn nhân gia đình,… có thể nói pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo ngày càng được hoàn thiện hơn, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phát triển, cụ thể là: ngoài 3 tổ chức tôn giáo đã được công nhận từ trước là giáo hội phật giáo Việt Nam, Giáo Hội công giáo VIệt Nam, hội thánh tin lành VIệt Nam (Miền Bắc), nhà nước đã lần lượt xem xét và công nhận về tổ chức cho một số tổ chức tôn giáo đủ điều kiện theo quy định pháp luật. Như vậy, ở nước ta trước năm 2006 có 16 tổ chức thuộc 6 tôn giáo, được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước, đến nay đã có hơn 30 tổ chức tôn giáo được đăng ký và công nhận hoạt động. Các cơ sở thờ tự, cơ sở đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo; việc đào tạo chức sắc tôn giáo trong và ngòai nước, việc in ấn, xuất bản, phát hành các ấn phẩm tôn giáo…đã được tạo điều kiện thuận lợi thực hiện theo quy định của pháp luật và hiến chương, điều lệ của các tổ chức. Điều này một lần nữa khẳng định chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và nhà nước ta.
Thế nhưng, lơi dụng nhận thức về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong một bộ phận nhân dân chưa đầy đủ các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã vu cáo Việt Nam vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và vụ gây rối trật tự công cộng. Sự kích động xúi dục của các phần tử xấu đến đồng bào công giáo đã, đang và sẽ còn tiếp diễn, chúng đang làm biến đổi bản chất của tôn giáo – sống tốt đời, đẹp đạo và sống phúc âm trong lòng dân tộc của những người có đạo chân chính. Mong rằng mọi người sẽ cảnh giác và đấu tranh tích cực vì sự đoàn kết tôn giáo trong cả dân tộc ta.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét