Kinh Kha
1. Việt Nam là một nước đa tín ngưỡng, tôn giáo với khoảng hơn 20 triệu tín đồ theo các tôn giáo khác nhau. Đảng và Nhà Nước ta hiểu rõ nhu cầu tâm linh của nhân dân Việt Nam bởi lẽ hầu hết nhân dân Việt Nam không những có tín ngưỡng truyền thống thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thành hoàng, những vị anh hùng có công với đất nước mà không ít người là tín đồ tôn giáo. Chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà Nước được xây dựng 1 mặt trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo. Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, tinh thần đó được Đảng và Nhà nước thể hiện bằng hệ thống chính sách phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn có quan điểm, thái độ rõ ràng về tín ngưỡng, tôn giáo. Đảng và Nhà Nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng lương giáo và đoàn kết giữa các tôn giáo. Điều này được thể hiện rõ ràng trong hiến pháp 1992 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 70 của hiến pháp quy định:
“công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Theo hoặc không theo một tín ngưỡng nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền nhân thân cơ bản của nhân dân cũng được đề cập trong Bộ luật dân sự, được bảo vệ bằng pháp luật và được cụ thể hóa trong văn bản pháp luật ngày càng ở mức cao hơn, hoàn thiện hơn. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời ngày 18/6/2004 là một minh chứng rõ ràng và một lần nữa tiếp tục khẳng định nguyên tắc nhất quán trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước ta là tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho mọi công dân thực hiện quyền cơ bản về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Mặt khác nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định rõ ràng, thông thoáng và cởi mở hơn. Nói chung, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nghiêm cấm việc kì thị hoặc xúc phạm người có tín ngưỡng, tôn giáo. Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật làm ảnh hưởng đến An ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến sự nghiệp đại đoàn kêt dân tộc, xâm hại đến sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của công dân, trái với thuần phong, mỹ tục. Thực tế, những chủ trương, chính sách sách tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ được khẳng định ở Hiến pháp, pháp luật hay trong Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng mà còn được thể hiện sống động trong cuộc sống hằng ngày. Cho đến nay, Nhà Nước đã công nhận 13 tổ chức tôn giáo có tư cách pháp nhân tổ chức theo quy định của pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Điều đó thể hiện quan điểm của Đảng ta về đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hiện nay, các tổ chức tôn giáo, chức sắc và tín đồ đã thể hiện sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước ta, yên tâm sinh hoạt tôn giáo và hưởng cuộc sống thanh bình, trên một đất nước ổn định về chính trị, đảm bảo dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
2. Tự do tôn giáo không có nghĩa là đứng trên pháp luật, coi thường pháp luật
Đảng và Nhà Nước ta luôn coi trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, đảm bảo sự đoàn kết giữa các tôn giáo, giữa những người bên lương và bên giáo nhằm mục đích đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo khối đại đoàn kết dân tộc,góp phần vào công cuộc phát triển đất nước, giúp dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Nhưng có 1 số cá nhân, tổ chức lại không cho là như vậy, họ cho rằng tự do tôn giáo là được tự do tụ tập, gây rối, gây mất trật tự an toàn xã hội rồi coi như đó là quyền của mình. Thời gian gần đây nổi lên vụ việc tại xã Nghi Phương huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An gây hoang mang trong dư luận, nhiều hơn nữa là minh chứng cho sự bất ổn về chính trị đòi hỏi người dân phải có cái nhìn chân thực và khách quan trong vấn đề này. Vụ việc này đang gây chú ý trong dư luận, và có không ít thông tin trong các kênh thông tin thông tấn báo chí đài phát thanh nước ngoài và trên các trang mạng vu khống, xuyên tạc, cố ý bóp méo sự thật như 1 ké hoạch tiếp ứng có bài bản từ bên ngoài nhằm kích động chống đối gây mất trật tự an ninh chính trị. Vụ việc này xảy ra 2 vụ gây rối: vụ thứ nhất ngày 22/5/2013 do linh mục đặng hữu nam cầm đầu, tổ Chức hàng trăm giáo dân về nhà thờ họ trại gáo cầu nguyện cho bị cáo trong vụ án hồ đức hoài và đồng bọn phạm tội hoạt động nhầm lật đổ chính quyền sẽ được tòa án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm vào ngày 23/05/2013. tổ công tác gồm 5 cán bộ công an đến địa bàn để nắm tình hình bị giáo dân chặn đườngkhống chế, đánh đập, họ còn giam giữ trái pháp luật 3 cán bộ, sau đó họ bao vây nhà ông Đậu Văn Sơn, xã đội trưởng xã Nghi Phương ném gạch đá, đốt xăng, đập phá làm hư hỏng nhiều tài sản. sau đó, cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố và bắt tạm giam Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi với tội danh gây rối trật tự công cộng. vụ thứ 2 vào ngày 30/8/2013,ngày 3 và 4/9/2013, hàng trăm giáo dân bị kích động tập trung ở trụ sở UBND xã Nghi Phương đòi thả người với hàng loạt các hoạt động biểu tình,bắt giữ cán bộ, hành hung cán bộ. dùng gạch đá tấn công lực lượng chức năng. Sau đó, lực lượng chức năng phải sử dụng biện pháp theo quy định của pháp luật để giải quyết đám đông, ngăn chặn các hành động cực đoan, quá khích, hạn chế hậu quả quả xấu. Cả 2 vụ trên đều diễn ra ở những giáo dân có hành vi bảo vệ kẻ phạm pháp. Sau vụ gây rối của các giáo dân không ít các kênh truyền thông nước ngoài như BBC… đưa tin ăn theo với nội dung “lên án cách ứng xử bất nhân và những hành vi bạo lực dã man của cơ quan công quyền” hay “ lực lượng công an đàn áp giáo dân khiến nhiều người bị thương, có nhiều người nguy kịch” hay cáo buộc cán bộ xã bịa chuyện giáo dân tấn công cán bộ điều này đòi hỏi dư luận có cái nhìn đúng đắn, trung thực và khách quan. Điều 15 pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004 quy định hoạt động tín ngưỡng,tôn giáo bị đình chỉ trong các trường hợp rõ ràng.vì vậy hãy nhớ rằng, Đảng và Nhà nước luôn có chính sách tôn giáo, tín ngưỡng phù hợp, luôn ưu tiên cho các đồng bào giáo dân, đảm bảo cho tôn giáo được phát triển,bình dẳng tôn giáo và đoàn kết giữa các tôn giáo. Nhưng tự do tôn giáo không có nghĩa là đứng trên pháp luật, coi thường pháp luật mà không chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà Nước./
Việt Nam là một đất nước đa tín ngưỡng, tôn giáo, đa sắc tộc, chính vì vậy mà mọi người cũng được tự do hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của mình. Nhưng không vì thế mà các đạo giáo có thể tha hồ hoạt động ngoài vòng pháp luật. Những năm qua tình hình bất ổn về tôn giáo của nước ta đang gia tăng,điển tình là những vụ việc xảy ra với đạo Thiên chúa. Do quá mu muội vào đạo mà bộ phận công giáo và chính giám mục đã bị nhưng tổ chức, kẻ xấu mua chuộc, lợi dụng hoạt động công giáo để chống phá nhà nước ta, gây bất ổn tình hình chính trị, đòi sống ngoài vòng pháp luật. Chúng ta phải từng bước ngăn chặn những hoạt động và âm mưu đen tối của chúng để đạo giáo được hoạt động đúng pháp luật, đúng tôn chỉ và không xâm phạm đến an ninh quốc gia
Trả lờiXóaChưa bao giờ mà đảng và nhà nước ta lại kì thị và đàn áp tôn giáo cả.Tất cả những yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của bà con giáo dân đều được đáp ứng.Tuy nhiên tất cả đều phải đặt trong khuôn khổ pháp luật.Hiện nay có một số đối tượng phản động đã lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo để chống phá đảng và nhà nước chúng ta.Chúng xuyên tạc những luận điệu không đúng đắn về chủ trương và đường lối của đảng ta về vấn đề tôn giáo.Chúng ta hãy hết sức cảnh giác với vấn đề này.
Trả lờiXóaLâu nay các đối tượng phản động trong và ngoài nước vẫn luôn xuyên tạc nói xấu đến đảng và nhà nước ta.Chúng cho rằng chúng ta đã kì thị và đàn áp tôn giáo.Chính vì vậy mà chúng đã kích động và dụ dỗ những người dân kém hiểu biết để làm những việc trái với pháp luật.Nhưng thực tế thì hoàn toàn khác.nhà nước ta luôn có những chính sách hợp lí về vấn đề tôn giáo.Chúng ta luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho tôn giáo được phát triển.Chúng ta cần phải cảnh giác với những lời vu cáo trắng trợn kia.không cho chúng có thể thực hiện được âm mưu đen tối của mình.
Trả lờiXóaNó không kì thị tôn giáo mà đưa hồ sơ đi xin việc vào các cơ quan nhà nước nếu nó soi thấy có tôn giáo là nó loại tức khắc. Ôi cộng sản - kẻ đánh trống mồm to hơn ca3thien6 hạ đánh địt!
Trả lờiXóaHãy giết chết cộng sản! Nếu để một tên sống thì nó như một thứ nhọt thối lây lan không thể chữa trị được.
Trả lờiXóa