Vin-pơn
Tự do tín ngưỡng tôn giáo là một quyền của con người đã được quốc tế công nhận. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền đã định nghĩa “Mỗi người có quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tín ngưỡng”. Tuy nhiên, tự do tôn giáo không đồng nghĩa với tự do hoàn toàn về mọi mặt, mà như điều công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đã quy định: “quyền tự do cá nhân thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình chỉ phải chịu các giới hạn được pháp luật quy định và các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức khỏe xã hội, hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản và quyền tự do của những người khác”.
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và nhất quán trong việc thực hiện tự do tôn giáo, luôn có những chính sách đúng đắn và hợp lý về các tôn giáo trên đất nước Việt Nam. Theo thống kê cho thấy, đến nay cả nước ta có 14.321 ngôi chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường; Thiên Chúa giáo có 6003 nhà thờ, nhà nguyện; tin lành có gần 500 nhà thờ, nhà nguyện…và có hàng trăm cơ sở thờ tự khác của tín ngưỡng dân gian trải dài trên khắp cả nước.
Mặc dù có rất nhiều chính sách hợp lý và đúng đắn của Đảng về tự do tôn giáo, nhưng các thế lực thù địch, các phần tử phản động vẫn thường xuyên lợi dụng tự do tôn giáo, niềm tin tôn giáo để xúi giục những người theo tôn giáo chống phá Đảng và Nhà nước. Đây chính là việc tự do tôn giáo mà “đứng trên pháp luật, coi thường pháp luật”.
Cũng giống như sự việc vừa qua, khi mà hàng ngàn giáo dân giáo xứ Mỹ Yên đã bao vây trụ sở UBND xã Nghi Phương, Nghi Lộc, Nghệ An; tiến hành bắt giữ cán bộ trái phép, tấn công lại lực lượng chức năng bằng gạch đá, gây mất ổn định ANTT trong các ngày 30/08/2013 và 03,04/09/2013. Các đối tượng trên lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà đòi thả Ngô Văn Khải và Ngô Văn Hải, xã Nghi Phương một cách vô điều kiện, trong khi đó hai đối tượng này bị bắt tạm giam theo đúng quy định của pháp luật với tội danh gây rối trật tự công cộng. Các giáo dân đã tiến hành bắt giữ xã đội trưởng Đậu Văn Sơn và xúc phạm, chúng còn bắt chủ tịch UBND xã, viết giấy cam kết đề nghị UBND tỉnh và công an tỉnh thả hai đối tượng trên.
Mỗi quốc gia đều có quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, nhưng tự do tôn giáo không có nghĩa là đứng trên pháp luật, coi thường pháp luật.
mỗi khi Nhà nước ta bổ sung hoặc ban hành văn bản pháp luật mới về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, bảo đảm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước, thì họ lại dấy lên chiến dịch xuyên tạc, vu cáo Nhà nước Việt Nam bóp nghẹt tự do tôn giáo, đòi phải bãi bỏ những văn bản pháp luật đó. Họ đòi tôn giáo phải độc lập và không chịu sự quản lý của Nhà nước. Họ tâng bốc, ca ngợi tự do tôn giáo ở các nước tư bản: "Tôn giáo được tự do hoạt động, không chịu sự quản lý của Nhà nước". Đây không chỉ là luận điệu cố tình xuyên tạc công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở các nước trên thế giới, mà còn kích động, nhằm làm cho dư luận ngộ nhận rằng, việc Nhà nước ta ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo là đi ngược lại sự tiến bộ xã hội, tạo phản ứng tiêu cực trong một bộ phận chức sắc, nhà tu hành và quần chúng tín đồ.
Trả lờiXóaHoạt động tôn giáo không chỉ thuần túy nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành, mà còn liên quan đến các lĩnh vực đời sống xã hội. Ví dụ như việc xây dựng nơi thờ tự, không chỉ đơn thuần là việc củng cố, phát triển cơ sở vật chất của giáo hội, mà còn liên quan đến những quy định của Nhà nước về đất đai, quy hoạch, xây dựng; hoạt động in ấn kinh bổn, sản xuất đồ dùng việc đạo liên quan đến những quy định về văn hóa, xuất bản; hoạt động quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo nước ngoài liên quan đến chính sách, pháp luật trên lĩnh vực đối ngoại, xuất nhập cảnh của Nhà nước... Mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội và mọi công dân liên quan đến các lĩnh vực đời sống xã hội đều phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Tôn giáo và hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ở bất kỳ quốc gia nào cũng không thể đứng ngoài pháp luật của quốc gia đó.
Trả lờiXóaTự do tôn giáo nhưng đi liền với việc chấp hành đầy đủ, đúng đắn pháp luật thì có gì mà phải sợ. Nhà nước Việt Nam ủng hộ, tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của mỗi người, thực tế xã hội có thể thấy như vậy. Chùa chiền, nhà thờ...được xây dựng. Tuy nhiên một số người, cụ thể là một số chức sắc tôn giáo, có vai trò nhất định lại có những hành vi đi ngược lại với sự đãi ngộ đó của nhà nước, của Đảng, kích động phần tử tín ngưỡng tôn giáo của mình hành động gây náo loạn xã hội, chống phá chế độ, nhà nước, thế thì có hợp lý?
Trả lờiXóaTự do tôn giáo không có nghĩa là tự do hoàn toàn về mọi mặt để cho các tín đồ tôn giáo có thể làm gì tùy thích. Họ vẫn phải chịu các giới hạn được pháp luật quy định và các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức khỏe xã hội, hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản và quyền tự do của những người khác. Nếu không thì các tín đồ tôn giáo chắc làm loạn cái xã hội nhỏ bé của chúng ta lên rồi. Những người mặc dù là giáo dân nhưng đã bị các thành phần phản động, chống phá chính quyền mê hoặc bằng những lời lẽ bịa đặt, vu khống nên họ đã có những hành động quá khích, chống lại lực lượng chức năng. Mong bà con giáo dân hãy tỉnh táo đừng để chúng lợi dụng, mà làm mất đi cái trang nghiêm trong tôn giáo của mình.
Trả lờiXóaĐất nước việt nam chúng ta luôn có những chính sách và chủ trương hợp lí đối với vấn đề tôn giáo.Tuy nhiên chính sự tự do đó mà khiến cho các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá đảng,chống phá nhà nước ta.Chúng đã có những hành động lôi kéo,dụ dỗ,kích động người dân nhẹ dạ,cả tin để thực hiện hành vi chống phá và gây rối chính quyền.Cái gì cũng không thể đi qua giới hạn của nó.Vấn đề tự do tôn giáo cũng vậy,Nó sễ không thể nào coi thường pháp luật,thích làm gì thì làm được.Chúng ta cần có những biện pháp và chính sách hợp lí hơn nữa để có thể giải quyết vấn đề tự do tôn giáo,để không cho những vụ việc đáng tiếc xảy ra.tạo ra một sự tuân thủ pháp luật hợp lí nhất.
Trả lờiXóaCó nhiều người đã hiểu nhầm quyền tự do tôn giáo vì vậy đã có những hành động lấy cớ là theo tôn giáo tín ngưỡng mà gây rôi trật tự, chống phá chính quyền. Tự do tôn giáo là mỗi người có thể theo một tôn giáo nào đó nhưng hải chịu các giới hạn được pháp luật quy định và các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức khỏe xã hội, hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản và quyền tự do của những người khác. Hãy hiểu rõ ràng về quyền tự do tôn giáo và cảnh giác với những lời dụ dỗ để không có những hành động sai lầm!
Trả lờiXóaChẳng thế thì không à , cái gì thì cũng phải có giới hạn của nó chứ , cái gì chứ quá là không hay rồi , đúng tự do tôn giáo thì không ai cấm , luật pháp thế giới cũng qui định như vậy rồi mà , nhưng mà tự do thì cũng phải tuân theo luật pháp , tuân theo những qui định chung , quốc có quốc pháp , gia có gia quy , điều đó là không thể phủ nhận được
Trả lờiXóaQuả thật là đất nước ta có nhiều chủ trương , chính sách về tôn giáo , tọa điều kiện thuận lợi về quyền tôn giáo của người dân và các giáo dân , nhưng tôn giáo cũng chỉ là một phần của xã hội thôi , vì vật tôn giáo cũng cần phải tuân thủ theo pháp luật , tôn trọng pháp luật , đừng có làm những gì sai trái
Trả lờiXóaChính sách tự do tôn giáo của nước ta nhằm tạo điều kiện cho những giáo dân có thể phát huy hết vai trò, có thể phát triển tôn giáo của mình ở tình trạng tốt nhất, nhưng cũng vẫn phải đảm bảo không vi phạm pháp luật. Nhưng nhiều người chỉ để ý đến vế thứ nhất mà không biết đến việc tuân thủ pháp luật nên đã có những hành động quá đà. Có những kẻ lợi dụng điều này mà tiếp tục kích động, lôi kéo, để họ đi gây rối, có những hành động chống chính quyền. Mọi người hãy tìm hiểu rõ về quyền tự do tôn giáo và cảnh giác với những lời dụ dỗ, đừng để kẻ xấu lợi dụng.
Trả lờiXóaNước ta có quyền tự do tôn giáo vì vậy trong nước có rất nhiều tôn giáo khác nhau, các giáo dân chân chính đều tuân thủ tốt quy định của pháp luật, của tín ngưỡng nên không có vấn đề bất ổn nào. Nhưng gần đây có những kẻ gia nhập giáo hội nào đó để kích động, xúi giục mọi người tụ tập, gây rối, tuyên truyền chống chính quyền. Bà con giáo dân hãy tỉnh táo không được để chúng lợi dụng để làm những điều sai trái, làm mất thanh danh của giáo hội, của tôn giáo mà mình đã tin tưởng đi theo.
Trả lờiXóaThời gian tới, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng để quần chúng nhân dân, nhất là chức sắc, tín đồ các tôn giáo nắm và hiểu rõ quan điểm, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; thấy rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân không chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật mà còn được tôn trọng, bảo đảm thực hiện trong cuộc sống. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng nhân dân Việt Nam; mọi chính sách phát triển KT-XH của Đảng, Nhà nước đều nhằm thực hiện "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, trong đó có đồng bào các tôn giáo. Trong công tác tuyên truyền cần chỉ rõ âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo; đồng thời giáo dục để chức sắc
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng hay tự do tôn giáo thường được coi là một nguyên tắc ủng hộ quyền tự do của cá nhân hay cộng đồng trong việc công khai hoặc bí mật thực hành, thờ phụng, rao giảng, hay tu tập một tôn giáo hay tín ngưỡng. Khái niệm này thường được thừa nhận là có bao gồm cả việc tự do thay đổi tôn giáo hoặc tự do không theo một tôn giáo nào. Tại nhiều quốc gia, tự do tín ngưỡng được nhiều người coi là một quyền cơ bản của con người. Ở Việt Nam thì Nhà nước ta cũng luôn luôn tạo điều kiện cho mọi người có quyền tự do tôn giáo. Tuy nhiên thì mỗi người cũng cần phải biết rằng tự do ở đây không có nghĩa là làm gì cũng được mà nó cần phải tuân thủ pháp luật đúng theo các quy định để có thể đảm bảo được sự ổn định của xã hội.
Trả lờiXóa