Từ trước đến nay, có quan điểm cho rằng: độc Đảng lãnh đạo tất yếu dẫn đến độc quyền, mất dân chủ. Từ đó chúng suy ra ở Việt Nam có độc Đảng lãnh đạo nên Việt Nam phải thực hiện đa nguyên, đa đảng thì mới giải quyết được tình trạng độc quyền, mất dân chủ, như vậy thì đất nước mới có thể phát triển được. Vậy thực sự có đúng là như vậy?
Thứ nhất, độc quyền tức là quyền lực Nhà nước nằm trong tay một người hoặc một nhóm người thiểu số nào đó và chúng sử dụng quyền lực này để mưu lợi cho bản thân. Như vậy, độc Đảng lãnh đạo hay thể chế đa đảng đều không đồng nhất với độc quyền, mà tiêu chí cao nhất để đánh giá có độc quyền hay không là ở chỗ mục đích sử dụng quyền lực Nhà nước của nhóm (nhóm người, Đảng phái) cầm quyền ở mỗi nước: là độc quyền nếu nhóm cầm quyền ở nước đó sử dụng quyền lực nhà nước để phục vụ lợi ích cho bản thân chúng, như vậy tất yếu dẫn đến không có dân chủ; ngược lại ở nước nào nhóm cầm quyền được nhân dân suy tôn, thừa nhận là lực lượng lãnh đạo Nhà nước nhằm bảo vệ và đem lại lợi ích cho đại bộ phận nhân dân thì đó là một nước dân chủ.
Thứ hai, thực tiễn cho thấy, ngay ở các nước tư bản với chế độ đa nguyên, đa đảng lại thường xuyên xảy ra hiện tượng độc quyền, quyền lực Nhà nước do một người hoặc một nhóm người năm giữ để phục vụ lợi ích cho nhóm thiểu số đó, điển hình như các chế độ độc tài gia đình trị ở các nước Bắc Phi và Trung Đông, mà trong thời gian gầy đây chúng ta biết đến với các cuộc nổi dậy của người dân lật đổ các chế độ độc tài này ở Ly Bi, Ai Cập, Tuynidi….. Hay lùi về lịch sử đó là chế độ độc tài Duce
Benito Mussolini, từ 1925 tới 1943 tại Ý; chế độ độc tài Ferdinand Marcos ở Philipin, từ 1972 đến 1986; chế độ độc tài Pinochet ở Chi Lê, từ năm 1973 tới 1990; Chế độ độc tài Park Chung Hee, từ năm 1961 – 1979, tại Hàn Quốc…. đã gây ra bao tội ác đối với nhân dân của các nước này.
Do đó, đánh đồng độc Đảng lãnh đạo là độc quyền, đa Đảng là tự do, dân chủ như chúng thấy ở trên là áp đặt không có căn cứ.
Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua hơn 80 lịch sử đồng hành cùng dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã dành được những thắng lợi vẻ vang, đánh đuổi thực dân pháp, đế quốc Mỹ giành độc lập, thống nhất đất nước, cũng như những thành quả tỏ lớn về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng trong giai đoạn xây dựng xã hội mới. Qua thực tiễn hoạt động, Đảng đã khẳng định được năng lực và được nhân dân tín nhiệm, suy tôn giữ vai trò đại diện gánh sứ mệnh lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Để nhận được sự tín nhiệm suy tôn đó là do Đảng, từ khi ra đời cho đến nay, từ cương lĩnh đến hành động thực tiễn luôn vì bảo vệ và phục vụ lợi ích lợi ích cho toàn thể nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam.
Như vậy, từ phân tích ở trên mọi người đều có thể hiểu những luận điệu cho rằng ở Việt Nam Đảng độc quyền, xã hội không có dân chủ là đúng hay sai?
ĐTC - YN
Đảng Cộng sản Việt Nam là sự chọn lựa của lịch sử Việt Nam, là sự chọn lựa của nhân dân Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam đang hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, nhiệm vụ của nhân dan của đất nước giao phó. Nhân dân Việt Nam đang tin tưởng và ủng hộ vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Sẽ không có gì có thể thay thế được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Trả lờiXóaĐúng như vậy không phải độc đảng là độc quyền. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đất nước Việt Nam đang phát triển, nhân dân Việt Nam được hưởng những quyền cơ bản, được Nhà nước đảm bảo cho phát triển toàn diện, bảo vệ quyền của mình. Nhân dân Việt Nam đang tin tưởng và ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trả lờiXóaTừ trước đến nay, có quan điểm cho rằng: độc Đảng lãnh đạo tất yếu dẫn đến độc quyền, mất dân chủ. Nhưng quan điểm này là sai, là vô căn cứ. Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam chiến thắng những kẻ thù hung bạo, làm nên lịch sử vẻ vang của đất nước. Nhân dân Việt Nam được Đảng Và Nhà nước đảm bảo các quyền cơ bản, và tạo điều kiện để phát triển khả năng của mình.
Trả lờiXóacác bạn thây sông tron xã hội Việt Nam do duy nhât một đảng ccoongj sản việt nam lãnh đạo độc quyền không riêng tôi thì thây với một dân tộc đoàn kêt như đât nước ta thì chỉ cân một đảng lãnh đạo là đủ. 1 đảng lãnh đạo sẽ tránh được sự phân chia các đảng sự đâu đá giữa các bang các đảng như ở Mỹ sẽ không thể tồn tại ở việt nam ta.
Trả lờiXóaVề chính trị - tư tưởng, Đảng Cộng sản Việt Nam đi theo Chủ nghĩa Mác – Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh với tinh thần cách mạng và sáng tạo. Mục tiêu của Đảng là: Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia đồng thời xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, hội nhập quốc tế trên tinh thần “Việt Nam muốn là bạn và đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế – không phân biệt chế độ xã hội”.
Trả lờiXóaNhững kẻ đang tuyên truyền cho đa đảng thường cũng là những kẻ đang bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam
đa đảng, “độc” đảng - đâu là chân lý? Chân lý tồn tại ở thực tiễn, ở lợi ích tốt nhất cho dân tộc. Sự lựa chọn chế độ đa đảng hay một đảng lãnh đạo - cầm quyền phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia. Trước tiên phải đặt lợi ích của cả dân tộc lên trên hết, phải lấy an ninh quốc gia, ổn định và phát triển bền vững làm tiền đề (cho các yêu cầu khác). Thứ hai, đương nhiên lựa chọn chế độ nào đều phải được sự đồng tình, ủng hộ của đại đa số nhân dân, thông qua những người đại diện của mình đó là Quốc hội.
Trả lờiXóaỞ Việt Nam, đảng cẩm quyền chỉ có thể là Đảng cộng sản.
Lịch sử cách mạng Việt Nam đã có và cũng đã phủ định đa đảng
Trả lờiXóaTừ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là đội tiên phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam, là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Qua sự “sàng lọc” dữ dội của lịch sử những thập niên đầu thế kỷ 20, dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là người dẫn dắt mình đi đến tương lai hạnh phú
Các thế lực thù địch rêu rao “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” như là “khuôn vàng, thước ngọc” của dân chủ mà chúng ta phải tuân theo. Chúng cho rằng: “Từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản, vì đó là then chốt của chế độ dân chủ”. Quan điểm này được khoác cái vỏ “vì dân chủ”, “vì dân, vì nước”, lợi dụng những khó khăn, phức tạp và cả khuyết điểm của chúng ta trong quá trình thực thi dân chủ để chống phá, nên nó càng trở nên nguy hiểm.
Trả lờiXóaluận điểm “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, dễ gây nên sự ngộ nhận mơ hồ, lẫn lộn về nhận thức, sự dao động về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ và nhân dân. Nếu không thực hiện được ý đồ thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng thì cũng dễ gây nên sự chia rẽ trong xã hội và sự thiếu thống nhất về chính trị tư tưởng trong xã hội; sự hoài nghi, dao động, thiếu niềm tự tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng
Trả lờiXóathực chất luận điểm đó là nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội, xoá bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, “lái’ nền dân chủ nước ta sang nền dân chủ khác, phi xã hội chủ nghĩa. Dù chúng không trực tiếp nói đến chúng ta phải thực hiện dân chủ tư sản, nhưng cái cách “khuyên” chúng ta thực hiện đa đảng, học tập theo các nước phương Tây, đã cho thấy thực chất đó là hướng nền dân chủ nước ta sang dân chủ tư sản
Trả lờiXóađó là luận điểm phản khoa học và phi lịch sử. Bởi vì, trên thực tế không có thứ dân chủ chung chung trừu tượng, trong thời đại ngày nay chỉ có thể là dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa. Cái gọi là đa đảng như trong xã hội phương Tây thực chất là sự chi phối của đảng tư sản, là biểu hiện sự tranh chấp giữa các nhóm chính trị khác nhau của chính giai cấp tư sản. Nếu nước ta thực hiện đa đảng thì các thế lực thù địch muốn đa đảng như thế nào, chắc chắn rằng chúng không muốn đa đảng mà ở đó lại có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Trả lờiXóaỞ Việt Nam không thực hiện chế độ đa đảng không phải vì chúng ta bảo thủ, mất dân chủ như các thế lực thù địch cố tình xuyên tạc, mà đó là yêu cầu khách quan, là vì sự ổn định và phát triển của đất nước, vì sự phát triển của nền dân chủ và hạnh phúc của nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh...
Trả lờiXóaSự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định bảo đảm sự ổn định và phát triển, tiến tới một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ở nước ta, thực hiện một đảng duy nhất lãnh đạo, mọi người dân đều có thể trực tiếp hay gián tiếp (thông qua người đại diện của mình) đề đạt nguyện vọng và đóng góp ý kiến cho các cơ quan công quyền. Các kênh bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được mở rộng và hoạt động có hiệu quả. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trở thành quy chế, thiết chế dân chủ trong các tổ chức chính trị - xã hội, trong các hoạt động của xã hội; là phương châm hành động của người dân trong xây dựng hệ thống chính trị; là yêu cầu ứng xử của cán bộ trong tiếp xúc, quan hệ với dân và chăm lo đến dân. Nhân dân lao động là chủ thể mọi quyền lực; quyền lợi và nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm, cống hiến và hưởng thụ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau.
Trả lờiXóaVấn đề đặt ra hiện nay đối với chúng ta không phải là lựa chọn một đảng hay đa đảng, mà là phải thực hiện tốt hơn nữa quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội. Đồng thời thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ then chốt là xây dựng Đảng, “Phải dành nhiều công sức tạo được sự chuyển biến rõ rệt về xây dựng Đảng, phát huy truyền thống cách mạng, bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng; xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đoàn kết nhất trí cao, gắn bó mật thiết với nhân dân, có phương thức lãnh đạo khoa học, có đội ngũ cán bộ đảng viên đủ phẩm chất và năng lực”, xây dựng Đảng ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng
Trả lờiXóadân nào lựa chọn. ngày xưa có đảng đâu mà cũng đánh giặc cứu nước.
Trả lờiXóa