Thanh HuyềnQuyết định của Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa thuộc huyện Hải Nam trực tiếp quản lý ba quần đảo, trong đó có quần đảo Tây Sa và Nam Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, là hành động ngang ngược, bất chấp lẽ phải, chà đạp lên sự thật lịch sử về chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo ấy. Nhà nước Việt Nam sẽ không nhu nhược trong giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lí và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo này. Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm qua, từ khi hai quần đảo này chưa hề thuộc chủ quyền của bất kì nước nào: các bản đồ Việt Nam từ thế kỉ XVII đã gọi hai quần đảo này bằng cái tên bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hơn nữa nhiều tài liệu của Việt Nam như “
Toàn Tập Thiên Nam Tứ Chi Bộ Đồ Thư” ( thế kỉ XVII); “
phủ biên tạp lục” (1776) ; “Đại nam nhất thống chí” (1865-1875) đều khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là bãi cát vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà Nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã bất chấp sự thật lịch sử này, vì lợi ích trên Biển Đông mà phá vỡ Công ước về Luật biển năm 1982; khi mà tháng 6-1965; quân đội Trung Quốc đã chiếm đóng một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhân lúc quân đội viễn chinh pháp chưa rút khỏi Việt Nam theo hiệp định đã được ký kết với Việ Nam dân chủ cộng hòa. Tháng 1-1974, hải quân Trung Quốc dùng vũ lực chiếm nốt phần còn lại của quần đảo Trường Sa. Như vậy, Trung Quốc từ chỗ chưa hề có chỗ đứng trên Biển Đông, sau mấy chục năm đã chiếm đóng, đứng chân trên hai quần đảo lớn ở Biển Đông. Thế nhưng họ vẫn chưa thỏa mãn lòng tham bành trướng bá quyền, họ muốn chiếm tất cả Biển Đông. Những năm gần đây, Trung Quốc bắt đầu khai hóa và Tiến hành thực hiện hóa “
đường lưỡi bò” ôm gần trọn Biển Đông, rồi lập những đội tàu ngư chính, cho tàu đi tuần tra, ra lệnh cấm bắt cá… trên phạm vi này, với chiến thuật “
được bằng chân lân đằng đầu”. Trước tình hình đó, Việt Nam đã khẳng định sẽ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm, giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, dựa trên Công ước quốc tế năm 1982 về Luật biển và đã được các nước ASEAN cùng nhiều nước trên thế giới đồng tình.
Theo người đứng đầu nhà nước, Việt Nam đấu tranh bằng con đường ngoại giao không có nghĩa là nhu nhược; chính bằng con đường hòa bình mà chúng ta đã thông qua được Luật biển Việt Nam cũng đã nộp hồ sơ ranh giới thềm lục địa lên trên hiệp ước từ mấy năm trước; hồ sơ bao gồm hai vùng rất quan trọng Hoàng Sa và vùng phụ cận thuộc phía bắc nước ta. Chủ tịch nước khẳng định “
Tổ tiên chúng ta mấy trăm năm đã từng ở đây, đánh bắt cá ở đây thì bây giờ chúng ta vẫn tếp tục”. Việt Nam nhận thức rõ ràng rằng trong viêc sử dụng biển và việc áp dụng Công ước Luật biển năm 1982 việc nảy sinh các bất đồng và tranh chấp giữa các quốc gia là điều khó tránh. Cách thức duy nhất để giải quyết những sự khác biệt và nhưng tranh chấp đó giữa các quốc gia liên quan tới việc giải thích và thực hiện cac quy định của công ước chính là sử dụng các biện pháp hòa bình vừa là nghĩa vụ của các thành viên Liên Hợp Quốc theo quy định của hiến trương và vừa là nghĩa vụ theo Công ước Luật biển năm 1982. Nhà nước ta đã khẩn trương tiến hành đàm phán với các nước láng giềng về các vấn đề liên quan tới Biển Đông, trong đó có Trung Quốc. Năm 2000, Việt Nam và Trung Quốc đã kí hiệp định phân định lãnh hải ở vùng Vịnh Bắc Bộ. Phù hợp với nghĩa vụ theo Công ước Luật biển năm 1982 và các cam kết theo tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về cách ứng xử trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam đã đang và sẽ tiếp tục hành động theo chủ trương tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Công ước Luật biển năm 1982. Đồng thời yêu cầu kêu gọi các quốc gia khác tuân thủ nghĩa vụ này, lập trường đó của Nhà nước Việt Nam đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi của tình hình quốc tế.
Việt Nam không nhu nhược trong giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Trước pháp luật quốc tế, yêu cầu Trung Quốc phải có sự tôn trọng và tuân thủ đối với chủ quyền của lãnh thổ Việt Nam.
Tôi đồng ý với ý kiến của tác giả bài viết. Việt Nam là một nước nhỏ. Chúng ta đã có truyền thống lâu đời chống quân xâm lược bảo vệ chủ quyền dân tộc nhưng không có nghĩa chúng ta có thể mạnh mẽ dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên khu vực biển Đông. So về các mặt kinh tế, tiềm lực quân sự, hải quân chúng ta còn kém Trung Quốc rất nhiều. Phải ưu tiên sử dụng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, tiếp đến là kêu gọi sự ủng hộ của bạn bè trong khối ASEAN và trên thế giới. Vấn đề trên biển Đông đang diễn biến hết sức phức tạp cần phải giải quyết thận trọng không thể để bị ảnh hưởng bởi những ý kiến chống phá của bọn phản động.
Trả lờiXóaVấn đề Biển Đông đang diễn biến hết sức phức tạp trong tình hình hiện nay, với Việt Nam thì chúng ta chủ trương giải quyết vấn đề Biển Đông dựa trên cơ sở đối thoại hòa bình, chúng ta không ủng hộ sử dụng biện pháp quân sự vào việc giải quyết tranh chấp. việc giải quyết vấn đề biển Đông không phải một sớm một chiều là giả quyết ngay được
Trả lờiXóaÀ à , vừa này cũng có đọc một vài cái bài viết trên mạng về tình hình biển Đông cửa nước ta hiện nay , không trực tiếp nên cũng không thể nào mà biết được , nhưng tôi rất quan tâm đến chính trị , hi vọng nhà nước ta có cách xử lí đúng đắn trong vấn đề biển Đông , tranh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc
Trả lờiXóaKhông phải Việt Nam ta nhu nhược mà là đang tìm những chính sách thích hợp để đói phó với những âm mưu thâm độc của Tàu khựa. Chúng ta đều biết sự hùng mạnh của bọn Tàu, nếu đối đầu trực tiếp với chúng thì chẳng khác nào lấy trứng chọi đá, vì vậy, chúng ta phải giải quyết trên bàn đàm phán, và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Chúng ta là người nắm lẽ phải thì sợ gì nào, rồi một ngày không xa, chúng ta sẽ đòi lại được chủ quyền đất nước. Quan trọng lúc này là nhân dân phải tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và nhà nước
Trả lờiXóa