Ngày 02/10/2013, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hai bị cáo Lê Quốc Quân - Giám đốc và Phạm Thị Phương - Kế toán Công ty Trách nhiệm hữu hạn giải pháp Việt Nam về tội Trốn thuế theo quy định tại Điều 161, BLHS.
Theo cáo trạng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn giải pháp Việt Nam được Lê Quốc Quân cùng hai thành viên sáng lập năm 2001, trong đó Lê Quốc Quân là người đóng góp chính, giữ vai trò Giám đốc và là người đại diện pháp luật của công ty. Đến nay công ty đăng ký kinh doanh các ngành nghề là tư vấn đầu tư trong và ngoài nước; dịch vụ lao động, đào tạo; dạy nghề kỹ thuật nông lâm nghiệp, cơ khí điện; dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản lý các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn; cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ, xử lý dữ liệu và khai thác cơ sở dữ liệu; tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính; tổ chức hội nghị, hội thảo. Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước, Lê Quốc Quân đã chỉ đạo Phạm Thị Phương, kế toán công ty, lập khống các hợp đồng môi giới thương mại, chứng từ và sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng khống, để tăng chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Tổng số chi phí khống công ty này đã kê khai và quyết toán thuế (trong hai năm 2010 - 2011) là 2.580.900.790 đồng. Tổng số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã trốn là 645.225.197 đồng. Như vậy, hành vi của các bị cáo đã cấu thành tội phạm quy định tại Khoản 3, Điều 161, BLHS
: “Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”, trong đó Lê Quốc Quân là giám đốc và người đại diện pháp luật của công ty giữ vai trò chủ mưu, chỉ đạo; Phạm Thị Phương là kế toán công ty giữ vai trò trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội theo chỉ đạo của Lê Quốc Quân.
Tại phiên tòa, bị cáo Phạm Thị Phương đã thành khẩn khai báo, thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như cáo trạng đã nêu. Bị cáo Lê Quốc Quân khai báo quanh co, không thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, trước những chứng cứ đanh thép, có giá trị pháp lý cao và lời khai của các nhân chứng, người có liên quan tại phiên tòa, Lê Quốc Quân đã phải cúi đầu nhận tội. Sau thời gian nghị án, Hội đồng xét xử xét thấy bị cáo Phạm Thị Phương thành khẩn khai báo, là người tiến hành hành vi phạm tội theo chỉ đạo của Lê Quốc Quân đã tuyên xử 8 tháng tù giam; đối với bị cáo Lê Quốc Quân, bản thân là một luật sư, am hiểu pháp luật nhưng lại chủ mưu, chỉ đạo hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, làm thất thu ngân sách nhà nước, hơn nữa có hành vi khai báo quanh co, chối tội nên Hội đồng xét xử tuyên án 30 tháng tù giam.
Thiết nghĩ, phiên tòa xét xử vụ án hình sự đối với hai bị cáo Lê Quốc Quân và Phạm Thị Phương có hành vi phạm tội Trốn thuế là hoạt động tư pháp hết sức bình thường, theo đúng nguyên tắc “
Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng”. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Bản án giành cho các bị cáo là đúng người, đúng tội, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Sẽ chẳng có gì đáng phải bàn về phiên tòa này và người dân Việt Nam cũng chẳng bận tâm đến việc hai đối tượng phạm tội Trốn thuế bị xét xử nếu như không có việc một nhóm giáo dân giáo xứ Thái Hà tổ chức biểu tình tại khu vực Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đòi thả bị cáo Lê Quốc Quân làm tắc nghẽn giao thông, mất trật tự xã hội và cảnh quan đô thị, gây bức xức cho quần chúng nhân dân tham gia giao thông tại đây. Đặc biệt, nhân sự kiện này một số báo chí nước ngoài như BBC, RFA, RFI… thổi phồng sự việc lên thành việc Việt Nam đàn áp dân chủ, nhân quyền.
Phải khẳng định rằng, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử bị cáo Lê Quốc Quân, một công dân Việt Nam, do y có hành vi vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam. Vấn đề đặt ra là tại sao một vụ án hình sự bình thường như những vụ án hình sự khác lại được những tờ báo nổi tiếng quan tâm và tại sao họ lại chỉ quan tâm đến Lê Quốc Quân mà không quan tâm đến những đối tượng vi phạm pháp luật hình sự nghiêm trọng hơn như Nguyễn Đức Nghĩa… Lần theo hồ sơ của Lê Quốc Quân có thể thấy trong quá khứ Lê Quốc Quân từng nhiều lần có những phát biểu, trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài sai lệch về tình hình tôn giáo, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam; từng tham gia tư vấn pháp luật cho nhiều vụ việc phức tạp liên quan đến tôn giáo tại Việt Nam như vụ gây rối trật tự công cộng và phá hủy tài sản xảy ra tại giáo xứ Thái Hà, vụ việc xây dựng công trình tôn giáo trái pháp luật và chống người thi hành công vụ tại giáo xứ Tam Tòa, Đồng Hới, Quảng Bình, gần đây nhất là phiên tòa xét xử 14 bị cáo tham gia tổ chức phản động Việt Tân có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân tại Nghệ An… Như vậy có thể thấy việc một số giáo dân tổ chức biểu tình đòi thả tự do cho Lê Quốc Quân và sự can thiệp, lên tiếng của một số báo chí nước ngoài là nằm trong ý đồ chính trị hóa một vụ việc hình sự, từ đó kích động, bôi nhọ, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền.
Qua sự việc này, thiết nghĩ các tờ báo nước ngoài khi đưa tin cần thận trọng, khách quan, chính xác nếu không muốn làm mất uy tín, tạo ra hình ảnh xấu trong mắt người đọc. Đối với số giáo dân tham gia biểu tình cần tuân thủ pháp luật, tìm hiểu kỹ thông tin để hiểu rõ bản chất vụ việc, không để các đối tượng xấu lợi dụng, kích động. Đặc biệt, đối với Lê Quốc Quân cần ăn năn, hối cải, tập trung cải tạo tốt để sớm quay về với xã hội, trở thành công dân lương thiện, đem tài trí của mình góp phần xây dựng đất nước.
Cách đây không lâu đã có rất nhiều người đã làm những hành động như ủng hộ hay tụ tập để đòi công bằng cho Lê Quốc Quân nhưng thực chất thì y lại là một người vi phạm pháp luật và giờ đây đang bị luật pháp Việt Nam ta trừng phạt. Thế nên có thể nói chúng ta luôn có tình yêu thương con người với nhau luôn muốn giúp đỡ nhau nhưng đối với một kẻ vi phạm pháp luật thì chúng ta nên để cho pháp luật nghiêm trị để cho y có thể sửa chữa lỗi lầm. Còn chúng ta ở ngoài xã hội vẫn có rất nhiều người xứng đáng để cho chúng ta giúp đỡ và quan tâm hơn là một con người như thế này.
Trả lờiXóa