Việt Dũng
Sự ra đời của học thuyết Mác – Lênin, CNXH đã từ những lý thuyết không tưởng trở thành một hệ thống lý luận khoa học. Quá trình thâm nhập lý luận khoa học đó vào đời sống thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của CNXH hiện thực: từ một nước đến nhiều nước và dần trở thành hệ thống các nước XHCN trên toàn thế giới với nhiều thành tựu vĩ đại, in đậm dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.
Mặc dù đến cuối thế kỷ XX, mô hình CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ do nhiều nguyên nhân khác nhau, song cho đến hôm nay, Việt Nam vẫn là một trong những nước đang tiếp tục vững bước trên con đường xây dựng thành công CNXH. Hiện nay, các thế lực thù địch đang không ngừng xuyên tạc, “bôi đen” CNXH ở Việt Nam. Theo tôi, đây là quan điểm thiểu số, cực kỳ phản động, vô ơn với công lao to lớn của lớp người đi trước để chúng ta có cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay. Quan điểm đó là vô cùng phiến diện, chưa nhận thức được những ưu việt vốn có của CNXH, những ưu việt đó được thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất, trên lĩnh vực kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn khủng hoảng; kinh tế của một loạt các nước lớn đang rơi vào tình trạng hỗn loạn; thất nghiệp, lạm phát đang diễn ra với tỷ lệ chóng mặt. Nhưng ở Việt Nam thì sao? Với một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, dựa trên nền tảng lý luận kinh tế chính trị Mác – Lênin chúng ta đã giải quyết cơ bản ổn định, không có hiện tượng phá vỡ hệ thống kinh tế như một số nước. Lạm phát của Việt Nam luôn được giữ như cũ và có phần giảm đi, đó đã là một thành công. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi còn được thấy rằng, một số nước tư bản trên thế giới, các nhà kinh tế hàng đầu đã phải xem lại những lý luận về kinh tế chính trị Mác – Lênin để học tập và hoạch định lại chính sách kinh tế.
Thứ hai, về đời sống chính trị. Một vài người suốt ngày cứ hô hào rằng phải đa nguyên về chính trị, đa Đảng đối lập. Nhưng từ lịch sử cũng như thực tiễn ở Việt Nam cho thấy dù ở giai đoạn nào, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta vẫn luôn có được một đời sống xã hội ổn định và phát triển. Đây cũng chính là môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế và thực hiện các vấn đề an sinh xã hội. Nhìn rộng ra thế giới, tại Thái Lan, những bất ổn chính trị xảy ra liên miên, đời sống con người khó mà ổn định được; hay tại Mỹ, Anh, Đức… hệ thống chính trị ổn định ư? Sự đấu đá, chia rẽ, ganh đua của các phe phái là nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân? Không. Điều đó chỉ đáp ứng lợi ích của các công ty tư bản lũng đoạn cả chính trị, lợi ích cảu những người lãnh đạo của hệ thống chính trị đó. Còn nhân dân thì sao? Họ đang phải gánh chịu sự “thắt lưng buộc bụng”, chịu cảnh thất nghiệp, nợ nần và những bất ổn trong đời sống… Thế là ưu việt hơn CNXH ở Việt Nam?
Thứ ba, đời sống văn hóa – xã hội ở Việt Nam ổn định và phát triển, giữ vững được những nền tảng xã hội tốt đẹp. Việt Nam là đất nước nghìn năm văn hiến, lịch sử Việt Nam gắn liền với những cuộc đấ tranh để bảo vệ và xây dựng đất nước. Thế nhưng, một số người được coi là có học vấn cao lại quên đi hoặc phủ nhận hết lịch sử, chối bỏ hết công lao của lớp người đi trước. Đối với tôi, đó thực sự là những kẻ vô ơn! Họ luôn đưa ra những luận điệu cho rằng Việt Nam là đất nước đàn áp tôn giáo, bất bình đẳng dân tộc, vi phạm nhân quyền, dân chủ. Nhưng thực tế thì sao? Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân và đảm bảo cho quyền đó được thực hiện nghiêm túc; những chúng ta cũng kiên quyết chống lại những luận điệu xuyên tạc, kích động, gây hận thù, chia rẽ trong toàn dân tộc. Những người đang không ngừng hô hào, nói xấu xã hội Việt Nam nên xem lại bản thân mình. Ở đất nước nào cũng có tội phạm và để đảm bảo cho sự ổn định của xã hội, chúng ta phải trấn áp, phải ngăn chặn tội phạm. Nhưng các thế lực thù địch lại lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc, cho rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền.. Thật nực cười! Thử hỏi sự nhúng tay vào đời sống xã hội, chính trị các nước khác, sự chia rẽ tình đoàn kết dân tộc của các nước khác được gọi là gì?
Việt Nam hiện tại còn vô vàn khó khăn trên nhiều mặt do các yếu tố chủ quan và khách quan đem lại. Cần lắm những khối óc, những bàn tay để góp sức xây dựng đất nước. Muốc xây dựng và phát triển đất nước không phải là ngồi để xuyên tạc đất nước, nói xấu đất nước dân tộc và chế độ. Hãy sống và cùng chung sống hòa hợp, bỏ qua những định kiến để đạt đến sự thống nhất, đoàn kết dân tộc.
Việt Nam chỉ có thể do một Đảng cầm quyền , chính thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh điều ấy. Đa Đảng, đa nguyên về chính trị hoàn toàn không phù hợp với cách mạng Việt Nam. Có ở nơi đâu mà cuộc sống yên bình như ở trên đất nước Việt Nam. 54 dân tộc anh em trên một mảnh đất hình chữ S. Còn ở Mỹ một đất nước mà người ta vẫn cho rằng mản đất của sự tư do lại là nơi ma nạn phân biệt chủng tộc, khủng bố vẫn luôn diễn ra. Đất nước Việt Nam con nghèo nhưng nhân dân Việt Nam sẽ luôn đoàn kết chung tay góp sức xây dựng Tổ quốc dưới ngọn cờ của Đảng.
Trả lờiXóatừ ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản nước ta đã đi lên rất nhiều từ một đất nước bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh ta đã vươn lên nhóm những nước đang phát triển, nhân dân có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc hơn, kinh tế không ngừng tăng trưởng, đó đều là do ta đã làm tốt những chủ chương chính sách mà Đảng và nhà nước đã đề ra phát triển kinh tế theo con đường định hướng XHCN vì thế mà vai trò của Đảng là tất yếu, Đảng lãnh đạo nhân dân là đúng!
Trả lờiXóa