Dương Quá
Việt nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, với trên 86 triệu dân của 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Hiện nay, ở Việt Nam có 6 tôn giáo lớn với khoảng 20 triệu tín đồ, 70 nghìn chức sắc, nhà tu hành,24 nghìn cơ sở thờ tự, có 13 tổ chức đã được công nhận tư cách pháp nhân và đang hoạt động ổn định đó là: giáo hội phật giáo Việt Nam, giáo hội công giáo Việt Nam, tổng hội thánh tin lành miền bắc, tổng hội thánh tin lành miền nam,giáo hội phật giáo hòa hảo, 9 hội thánh cao đài và 2 ban đại diện hồi giáo. Cùng với những tổ chức tôn giáo đã được nêu trên, còn 1 số tổ chức, hệ phái tôn giáo khác đã hình thành hoặc mới du nhập vào Việt Nam như một số hệ phái tin lành, tịnh độ cư sĩ phật hội, đạo tứ ân hiếu nghĩa, đạo Ba Hai…đang được tạo điều kiện đăng kí hoạt động tôn giáo để duy trì hoạt động bình thường, ổn định tại các cơ sở thờ tự hoặc tại các điểm nhóm với khoảng 1,5 triệu tín đồ, hơn 5 nghìn chức sắc, chức việc cùng gần 500 cơ sở thờ tự cùng nhiều điểm nhóm khác.
Chính sách tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi công dân được xác định ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và được bổ sung, hoàn thiện qua các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, chính sách tôn giáo của Việt Nam luôn được khẳng định và ngày càng được cụ thể hóa, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động tôn giáo nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo của nhân dân, đảm bảo sự đoàn kết, hòa hợp giữa cộng đồng người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tôn giáo, giữa cộng đồng những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau.
Những chủ trương, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo không phải chỉ được khẳng định ở Hiến pháp, pháp luật hay các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng mà được thể hiện sinh động trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Việc đào tạo chức sắc của các tôn giáo được tiếp tục quan tâm, Giáo hội phật giáo Việt Nam hiện có 4 học viện phật giáo, 30 trường trung cấp phật học và 4 trường cao đẳng phật học, Giáo hội Công giáo có 6 đại chủng viện và 2 cơ sở; viện thánh kinh thần học của tổng hội thánh tín lành Việt Nam (miền Nam)…để đào tạo chức sắc phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của tín đồ…
Trên đây là những bằng chứng hùng hồn về đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo là nguyên tắc hàng đầu và nhất quán của đảng, nhà nước ta vì cuộc sống của tinh thần của hàng triệu tín đồ tôn giáo là những công dân Việt Nam. Vì vậy các tổ chức tôn giáo,chức sắc, tín đồ đã thể hiện sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà Nước, yên tâm sinh hoạt tôn giáo cùng nhau hưởng thanh bình trên một đất nước ổn định về chính trị, xây dựng cuộc sống, cùng nhau đoàn kết, đồng lòng vì mục tiêu “
dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà Nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo là vậy, vì đời sống tinh thần của hàng triệu tín đồ tôn giáo là những công dân Việt Nam. Đại bộ phận các tổ chức tôn giáo, chức sách, tín đồ đã thể hiện sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sống tốt đời đẹp đạo, đoàn kết lương giáo. Thế nhưng còn một số chức sắc, tín đồ nghe theo sự xúi giục, kích động của bọn phản động, các thế lực thù địch thường xuyên có những hành vi vu cáo, bịa đặt Đảng, Nhà nước ta đàn áp tôn giáo.
Trong vụ việc xảy ra ở giáo xứ Mỹ Yên xã Nghi Phương huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An vừa qua. Thực chất đây là vụ việc liên quan đến bắt giữ người trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ. Thế nhưng các vị như linh mục Nguyễn Đoài - phó chánh văn phòng Tòa án mục Vinh, giám mục Nguyễn Thái Hợp đã không những không khuyên răn, vận động con chiên mà lại có những luận điệu vu cáo, bịa đặt, xuyên tạc, kích động giáo dân, tạo cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo. Họ bịa đặt, vu cáo rằng: “
lực lượng công an ngăn cản không cho giáo dân hành lễ”; “ lực lượng công quyền dùng hơi cay, gậy dùi cui, thước nổ, chó nghiệp vụ tấn công dã man các giáo dân”…là những người được đào tạo bài bản, được học sâu, hiểu rộng về giáo lý, giáo phật, có chức sắc mà họ lại vô sỉ đến vậy, ăn không nói có, hay đằng sau họ là thế lực nào, họ có mưu đồ gì? Họ đã không làm tốt chức trách của mình là hành đạo, tổ chức giáo dân sống tốt đời đẹp đạo, đoàn kết lương giáo, đằng này còn còn vu cáo bịa đặt để lấy tiếng vang, gây chia sẽ khối đại đoàn kết dân tộc…từ đó tạo điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc tình hình ở Việt Nam là đàn áp tôn giáo. Vậy họ có xứng đáng là những con chiên ngoan đạo của chúa được hay không?
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét