HOA ĐẤT
Thời gian gần đây, trên một số trang mạng Quanlambao, Xuandienhannom, BBC… có đăng tải một số bài viết đòi xóa bỏ Điều 258 Bộ luật Hình sự của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Họ cho rằng, Điều 258 là sự vi phạm Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) mà Việt Nam đã tham gia; điều luật liên quan đến “an ninh quốc gia,” “lợi ích nhà nước” do đó điều luật này đều đã bị “chính trị hoá” – nghĩa là việc xét xử không căn cứ vào pháp luật, mà căn cứ tình hình chính trị và quyết định của các nhà chính trị. Nói cách khác, theo cách suy diễn cá nhân của người viết, các vụ án liên quan đến Điều 258 đều là các “vụ án chính trị”, cho nên chuyện “nguyên tắc tố tụng hình sự” không được đặt ra ở đây, là công cụ để Nhà nước đàn áp những người bất đồng chính kiến. Thực chất đây là những lập luận không có căn cứ và là đòi hỏi phi lý của các nhà “Rận chủ” (nhóm ra tuyên bố 258) với tham vọng gỡ gạc cho số đối tượng vi phạm pháp luật vừa bị bắt, khởi tố thời gian vừa qua như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy… là sự xuyên tạc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, tạo cớ để bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước. Từ góc độ pháp lý và thực tiễn ở Việt Nam có thể thấy:
Dưới góc độ pháp lý: Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Nghiễm nhiên mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân với tư cách là khách thể đặc biệt quan trọng được pháp luật hình sự bảo vệ đều bị nghiêm trị. Đây cũng chính là một nội dung cụ thể mà Điều 258 Bộ luật hình sự Việt Nam quy định.
Dưới góc độ chính trị – xã hội: Một thực tế không thể phủ nhận rằng cá nhân không bao giờ và không thể tồn tại tách rời với cộng đồng. Trong mối quan hệ với cộng đồng, mỗi cá nhân có các quyền tự do, nhưng nhất thiết không phải là những quyền tự do tuyệt đối. Nếu mọi cá nhân có các quyền tự do tuyệt đối, cộng đồng sẽ không tồn tại. Bên cạnh các quyền cá nhân, có quyền tập thể của cả cộng đồng. Quyền này nhằm mục đích bảo đảm những lợi ích chung của tất cả các cá nhân thành viên. Quyền cộng đồng hoàn toàn không phải là sản phẩm của sự tự biện mà là kết tinh của nền văn minh nhân loại và đã được thừa nhận đồng thời với các quyền cá nhân trong các văn kiện quốc tế về nhân quyền. Dưới góc độ luật pháp quốc tế, sau khi ghi nhận các quyền cá nhân,
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, tại Điều 29 đồng thời quy định rằng, các quyền cá nhân sẽ bị hạn chế nếu điều đó là cần thiết để đảm bảo lợi ích chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung xã hội. Như vậy có nghĩa là quyền của cộng đồng, xã hội phải được đặt cao hơn các quyền của cá nhân. Cực đoan hóa các quyền cá nhân tất yếu dẫn tới vi phạm các quyền của cộng đồng, làm tổn hại lợi ích chung của toàn xã hội. Vì vậy, việc lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân đều phải nghiêm trị để bảo vệ trật tự chung của xã hội.
Thực tiễn tại Việt Nam thời gian qua, một số người đã có các hành vi phạm tội
“Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” được quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự, được đều được thực hiện theo đúng các thủ tục tố tụng, các bị cáo đều ân hận do bị mua chuộc, lôi kéo, kích động của các tổ chức, cá nhân phản động trong và ngoài nước. Và trên hết, pháp luật phải là một công cụ để bảo vệ Nhà nước, đập tan âm mưu của các thế lực thù địch và những toan tính của các nhà “Rận chủ” trong giai đoạn hiện nay.
điều này là chắc chắn rồi, bởi vì khi ban hành bất kỳ môt quy định nào thì nhà nước của chúng ta đều nghiên cứu rất kỹ tình hình, lần này cũng vậy thôi, khi ban hành quy định 258 này thì nhà nước cũng đã nghiên cứu rất kỹ, chắc chắn là nó rất phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như thực tiễn việt nam
Trả lờiXóakhông có điều luật nào là không hợp lý cả, vì tât cả đều được nghiên cứu rất kỹ ,bởi những người có khả năng, kinh nghiệm và tâm huyết, chính vì thế những lời nói, luận điệu xuyên tạc của những kẻ xấu sẽ rất dễ bị phát hiện ra, nhận thức của nhân dân việt nam càng ngày càng cao rồi
Trả lờiXóatất cả những điều luật mà nhà nước công hòa xã hôi chủ nghĩa việt nam quy đinh suy cho cùng cũng là để quản lý đất nước, quản lý xã hội tốt hơn mà thôi, đó là mục đích cũng như vai trò của pháp luật, tất cả những quy định đều được nghiên cứu rất kỹ, nên chắc chắn không có gì thiếu sót cả
Trả lờiXóanhững người phản đối điều 258 bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam chẳng qua chỉ là những người chống đối mà thôi, mà những người này thì thực sự mà nói, những lời nói của họ chẳng đáng để quan tâm cho lắm, bởi họ có nói được câu nào hợp tình hợp lý đâu
Trả lờiXóakhông có ai tự nghĩ ra pháp luật cả, tất cả nhưng quy định của pháp luât đều được bàn bác hết sức kỹ càng khi nghiên cứu kỹ thực tiễn xã hội việt nam với tiêu chí làm sao có lợi nhất cho đất nước ta, vì vậy đừng có phản đối làm gì để thẻ hiện mình là người thiếu hiểu biết
Trả lờiXóaBài báo này chẳng ra j cả,ko hiểu comt bị kiểm duyệt hay chỉ toàn người nghĩ như vậy?
Trả lờiXóa