Mã Phi Long
Cách đây 59 năm, với chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, chấn động năm Châu, quân và dân ta chính thức đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi và từ đó mối quan hệ Việt Nam và Pháp bước đã sang một trang sử mới, tuy nhiên mối quan hệ đó không mấy mặn mà vì hai bên vẫn mang nặng tiềm thức của quá khứ.
Nhớ lại 40 về năm, khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký ở Pháp (năm 1973) lúc đó ở Paris “một rừng người, một rừng cờ hoa hoan nghênh kết quả của Hiệp định, đã đưa lại hòa bình thống nhất đất nước cho Việt Nam”. Cùng thời điểm đó hai nước Việt Nam và Pháp đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, đánh dấu môt mốc son vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn cả với Việt Nam và Pháp.
Nhân kỷ niệm 40 năm (12/4/1973 – 12/4/2013) thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyên thăm chính thức Cộng hòa Pháp trong bối cảnh tình hình quốc tế đan xen giữa hòa bình với xung đột ở một số khu vực, giữa phát triển bền vững và những vấn đề hiện nay thế giới đang đối mặt để xử lý, chuyến thăm Cộng hòa Pháp lần này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử và đồng thời đánh dấu một mốc son mới cho mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Pháp.
Trong bài phát biểu mình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói:
Trong 40 năm qua, với nỗ lực vun đắp từ cả hai phía, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, quan hệ Việt Nam và Pháp đã đạt những thành quả quan trọng đầy ý nghĩa. Pháp là một quốc gia châu Âu đầu tiên, ngay từ những năm đầu thập kỷ 1990, đã tích cực ủng hộ công cuộc Đổi mới cũng như quá trình phát triển và hội nhập quốc tế toàn diện của Việt Nam…
Nhìn lại chặng đường không ít thăng trầm lịch sử, phải chăng quá trình phát triển quan hệ hai nước chúng ta như hình ảnh con tầu đang căng buồm lướt sóng thể hiện trên Biểu trưng của thủ đô Paris, dù phải trải qua nhiều bão tố, sóng gió, những thời khắc rất khó khăn, dù có "chòng chành nhưng không bao giờ chìm đắm"1 và luôn vững niềm tin rằng con tầu sẽ tới bến bờ của sự thành công.
Trên 300 công ty, ngân hàng Pháp đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, nhiều hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao của Pháp được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Hầu hết máy bay trong đội bay hàng trăm chiếc của Hàng không quốc gia Việt Nam là các loại máy bay hiện đại Airbus.
Hơn 7.000 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam đang theo học tại các giảng đường đại học của Pháp. Gần 20 thành phố, địa phương của Pháp có quan hệ đối tác với các thành phố, địa phương của Việt Nam, triển khai 70 dự án trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, hợp tác pháp ngữ, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, vệ sinh môi trường, đô thị hóa, dạy nghề, phát triển kinh tế nông thôn, y tế…
Điều này cho thấy, mối quan hệ nảy nở giữa Việt Nam và Pháp đang trên đà phát triển giống như con thuyền lướt sóng ngoài khơi như lời của Thủ tướng đã nói: mối quan hệ hai nước Việt Nam – Pháp với hình ảnh “như con tầu đang căng buồm lướt sóng, dù phải trải qua nhiều bão tố, sóng gió, những thời khắc rất khó khăn, dù có chòng chành nhưng không bao giờ chìm đắm và luôn vững niềm tin rằng con tầu sẽ tới bến bờ của sự thành công". Cho đến nay mối quan hệ hợp tác Việt - Pháp có được như hiện nay là điều tất yếu vì các điều kiện cho mối quan hệ ấy đã chín muồi chứ không phải tự nhiên mà có. Chuyến thăm Pháp lần này Việt Nam và Pháp hai nước đã ký kết nhiều hiệp định, thỏa thuận quan trọng, thiết lập và duy trì thường xuyên, hiệu quả các cơ chế đối thoại, giao lưu văn hóa, an ninh, quốc phòng… chẳng hạn về quân sự, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi tiếp ông Jean-Yves Le Drian, bộ trưởng Quốc phòng Pháp đã đưa ra yêu cầu cầu nước này tăng cường chia sẻ thông tin nghiên cứu chiến lược quốc phòng’ và hợp tác trong lĩnh vực đào tạo; đáp lời, Bộ trưởng Le Drian cũng khẳng định rằng: sẽ sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam tham gia sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo cán bộ, công nghệ quân sự.
Các nhà lãnh đạo Pháp khẳng định ủng hộ hợp tác giữa hai nước, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, viện trợ phát triển, an ninh - quốc phòng…, đồng thời tiếp tục ủng hộ quan hệ Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU) trên cơ sở Hiệp định quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện (PCA), ủng hộ Việt Nam trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU và hợp tác trên các diễn đàn quốc tế... vv.
Chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là bước ngoặt của quan hệ Việt Nam – Pháp hiện nay và trong tương lai, như một xuất phát điểm mới; là tiền đề để tạo nên sự đột phá trong quan hệ Việt Nam với các nước châu Âu, đồng thời Chuyến thăm thực sự sẽ giúp hai bên hiểu nhau hơn, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ chính trị, tạo ra thế cân bằng trong thương mại giữa hai bên, đồng thời tạo đà cho mối quan hệ đối tác chiến lược như hai bên cùng muốn xây dựng, nhằm phát triển quan hệ kinh tế đi vào chiều sâu, tạo đột phá về thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục… giúp tăng cường hơn nữa quan hệ song phương.
Cho dù thời chiến, thực dân pháp đã mang đến cho đất nước chúng ta biết bao nhiêu gian khổ, mất mát hi sinh, nhưng đất nước ta sẵn sàng bỏ qua mọi hiềm khích trong quá khứ, bắt tay với pháp, cùng nhau hợp tác, phát triển kinh tế, đưa mối quan hệ giữa Việt Và pháp lên một tầm cao mới.
Trả lờiXóaNăm 1858, Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam và thực hiện các chính sách áp bức bóc lột với Việt Nam. Trong thời gian đó, người dân phải sống trong cảnh khổ sở cùng cực. Phải nhờ có Bác Hồ và Đảng cộng sản thì nhân dân ta mới có thể thoát được tay giặc Pháp và được sống trong hòa bình, độc lập. Giờ đây, khi chiến tranh đã lùi xa, người Việt Nam là những con người rộng lượng, nên sẽ không chấp nhặt chuyện cũ nữa, mà sẵn sàng mở rộng quan hệ với Pháp, và bất cứ nước nào khác trên thế giới. Bởi đơn giản, người Việt Nam là những người ưa chuộng hòa bình
Trả lờiXóaTrong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần mở rộng hợp tác hữu nghị với nhiều nước hơn nữa. Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế trong vấn đề biển đông, tận dụng các cơ hội làm ăn để phát triền kinh tế. Pháp cũng là một trong những nước có tiếng nói trên quốc tế, vì thế việc quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển thế này là tín hiệu đáng mừng cho đất nước
Trả lờiXóaQuan hệ Việt - Pháp đã có từ rất lâu và càng ngày càng được củng cố. Dù trước đây, Pháp có xâm lược nước ta, có từng bóc lột nhân dân ta thế nào, nhưng sự việc đã qua từ lâu, cái gì có thể bỏ qua thì bỏ qua, không nên vì chuyện xưa mà mất tình anh em được. Người Việt Nam là những người ưa hòa bình mà, sẵn sàng kết bạn với mọi nước trên thế giới
Trả lờiXóađọc bài viết này mà tôi cảm nhận mùa xuân đang về trên đât nước Việt Nam, mong rằng với chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta đất nước Việt Nam ngày càng tươi đẹp và thịnh vượng hơn
Trả lờiXóaChiến tranh đã qua đi và không ít người trong chúng ta còn chưa quên được những thời khắc khó khăn đó của đất nước.Thực dân pháp đã xâm chiếm nước ta và ông cha ta đã kiên cường đánh đuổi được bọn chúng ra khỏi đất nước.Nhiều người dân còn vẫn đang căm thù bọn thực dân pháp tàn ác,Nhưng chiến tranh giờ không còn,chúng ta đang sống trong thời kì hòa bình và phát triển,chính vì vậy mà chúng ta cần phải quên đi quá khứ để hướng tới tương lai.Chúng ta phải thiết lập những mối quan hệ ngoại giao mới để giúp đất nước phát triển mạnh mẽ hơn.đó mới là điều mà người dân việt nam mong muốn.
Trả lờiXóaChúng ta không thể chỉ có nghĩ đến quá khứ mà quên mất tương lai của chúng ta được.Giờ đây tất cả đang sống trong một đất nước hòa bình và hữu nghị.Tất cả các nước đang ngày càng tăng cường hợp tác và ngoại giao để phát triển toàn diện đất nước.Việt nam chúng ta cũng đang có những chiến lược mở rộng quan hệ đối tác,quan hệ ngoại giao với các nước khác.Và giờ đây sau chuyến thăm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới pháp đã mở ra một kỷ nguyên mới cho mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước,vốn nó đã không tốt đẹp ở trong quá khứ.Điều này sẽ khiến cho tất cả người dân việt nam vui mừng và ủng hộ dù trước kia giặc pháp đã từng xâm chiếm nước ta.
Trả lờiXóaChúng ta phải hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn,không thể để cho hận thù trong quá khứ làm chậm đi tiến trình phát triển của đất nước được.Mối quan hệ ngoại giao giữa chúng ta và pháp thực sự là một điều cần thiết.Không chỉ giúp cho người dân hai nước có được sự gắn kết mà nó còn thúc đẩy sự phát triển của đất nước.Chúng ta hãy quên đi những hận thù của quá khứ để cùng nhau hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn nhé.
Trả lờiXóaQuá khứ qua rồi , chúng ta không thể cứ ôm mãi quá khứ mà sống được. Thời đại phát triển , toàn cầu hóa rồi , trong đó ngoài sự nỗ lực của bản thân thì sự hợp tác , giúp đỡ cùng nhau phát triển với những nước khác trên thế giới cùng là một điều vô cùng quan trọng , mối quan hệ Việt- Pháp thực sự là cần thiết và có vai trò , ý nghĩa
Trả lờiXóaChiến tranh đã kết thúc lâu rồi mà , đây là thời kì hòa bình rồi chúng ta hợp tác , quan hệ với Pháp là điều hết sức binh thường mà , nó cũng là một xu thế để phát triển , hội nhập, Việt Nam và Pháp đều có những mục tiêu chung về tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước. Hi vọng việc quan hệ hợp tác sẽ mang đến nhiều điều tích cực cho cả hai nước
Trả lờiXóa