Kinh KhaTôi mới đọc được một bài viết của luật sư Trần Vũ Hải gửi ủy ban Thường vụ Quốc hội có tên là “ Bản dự thảo ý kiến về việc thành lập và tham gia đảng phải” trên một số trang mạng. Sau khi đọc hết bản dự thảo tôi phải khâm phục sự dày công tìm hiều các văn bản pháp luật hiện hành với hi vọng tìm cơ sở pháp lý vững chắc cho những điều ông trình bày trong bản dự thảo. Nhưng dường như kiến thức về luật học không đủ để lấp liếm cho sự thiếu sót và hiểu biết về kiến thức chính trị. Cũng có thể ông đang cố tình mang các điều khoản trong các bộ luật ra để chứng minh cho điều mình nói là đúng, nên đôi khi nó còn cố gượng ép theo một khuôn khiến người đọc khó chịu về sự “cố tỏ ra nguy hiểm” của ông. Tôi đã tìm hiểu và phát hiện ra một số điểm vô lý và tôi nghĩ rằng ông nên là một luật sư, hãy sử dụng kiến thức luật của mình một cách đúng đắn, đúng mục đích, đừng lấy luật pháp Việt Nam ra làm trò đùa của mấy người. Đừng để mọi người đọc được và đánh giá luật sư là người thiếu hiểu biết, chỉ biết mở quyển sách luật ra đọc mà không biết nó viết về điều gì, áp dụng được hay không.
Thứ nhất: Trong mục 1, ông có viết “Không có điều, khoản nào trong Hiến pháp và các luật của Việt Nam cấm công dân Việt Nam tham gia và thành lập một chính đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam” hay “Hoạt động thành lập và tham gia vào một đảng không nhằm lật đổ chính quyền sẽ không được coi là bất hợp pháp”. Tôi được biết, đảng phái chính trị là tổ chức chính trị đại diện cho một giai cấp, được lập ra để đấu tranh giành quyền lãnh đạo, tranh giành vị trí thống trị. Không một đảng phái chính trị nào lập ra chỉ để cho vui, không mục đích. Ngay cả các nước tư bản phương tây, giữa các đảng phải luôn có sự đấu đá, tranh giành để nắm giữ quyền lực nhà nước, thực thi bộ máy quyền lực của đảng phái mình. Có thể là do nhận thực chính trị của ông luật sư còn chưa chắc, hay do ông cố đánh lừa nhận thức của dư luận. Nhưng ông đừng hi vọng điều ấy, vì dư luận khá tỉnh táo trong nhận thức cũng như kiến thức chính trị nên sữ không bị đánh lừa đâu.
Thứ hai: Ông nhận định: “Về nguyên tắc đảng là một loại hội chính trị thành lập và tham gia một chính đảng là thực hiện quyền về lập hội, hội họp. Điều 69 Hiến pháp ghi nhận: Công dân có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Ông muốn dẫn điều 69 hiến pháp và điều 22 Công ước để chứng minh pháp luật cho phép tự do lập hội. Cái sai của ông là đánh đồng giữa đảng phái chính trị và hội. Đảng phái chính trị là tổ chức chính trị đại diện cho một giai cấp, gồm tập hợp những người cùng quan điểm, tư tưởng, của một lực lượng xã hội, nhằm giành giữ và thực thi quyền lực nhà nước, Đảng có cương lĩnh điều lệ rõ ràng, có tổ chức chặt chẽ, có hệ thống bộ máy tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Còn hội là một tổ chức xã hội do những cá nhân có cùng sở thích, mục đích lập ra. Do vậy, việc đánh đồng giữa đảng phái chính trị và hội là điều sai lầm cơ bản.
Thứ ba, ông cho rằng Đảng là một loại pháp nhân và còn vận dụng điều 84 Bộ luật dân sự để nêu rõ điều kiện thành lập pháp nhân. Cái sai tiếp theo của ông là cho rằng Đảng là một loại pháp nhân, pháp nhân là một thực thể mang tính hội đoàn, thường đứng trong luật kinh tế và như trên đã giải thích, Đảng chính trị không phải là hội của ông, không phục vụ mục đích kinh tế, Đảng là tổ chức chính trị. Tiếp theo là ông thắc mắc “Thế nào là thành lập hợp pháp không được quy định trong Bộ luật dân sự”. Tôi xin giải thích là phải được tồn tại dưới hình thái xác định, được cơ quan có thẩm quyền thành lập cho phép thành lập, đăng kí hoặc công nhận. Tôi cũng xin nói với ông thôi ngay trò dùng pháp luật để với mục đích xấu đi. Pháp luật là cán cân công lý, hãy để nó làm đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Còn ông, nói điều nào cũng là không đúng, tôi thán phục ông ở điểm mày mò tìm hiểu luật pháp, gò ép luật pháp, tổng kết lại để nhằm thực hiện mục đích không mấy tốt đẹp của bản thân. Tỉnh lại đi ngài luật sư, ngài hãy thôi ấu trí đề đừng làm ô uế ngành luật sư.
mọi sự sai lầm đều đáng tiếc cả, tuy nhiên nếu tỉnh táo và cẩn chín chắn hơn, đúng với những học vị mà ông đang có thì chắc chắn là ông trần vũ hải sẽ không mắc phải những sai lầm như vậy đâu, chắc chắn là như vậy, hãy suy nghĩ lại trước khi quá muộn nhé, cuộc sống là do mình quyết định đấy
Trả lờiXóarõ ràng là luật sự trần vũ hải đã sai lầm rồi, thực tế thì những người trong xã hội ta có sai lầm như vậy không phải là hiếm nữa, đó thực sự là nguy cơ đối với đất nước ta cũng như đối với nhân dân ta, chính vì vậy cần phải có những dẫn chứng thuyết phục để họ có thể nhân dân đều có thể hiểu được
Trả lờiXóa