@@
Trong vụ tranh chấp trên khu vực biển Đông và biển Hoa Đông thì Nhật Bản và Philippines là hai nước đang có những cuộc đối đầu quyết liệt nhất và căng thẳng nhất với Trung Quốc. Trước tình hình đầy gay go phải đối mặt với cường quốc số 1 Châu Á là Trung Quốc, Manila và Tokyo đều mong muốn có sự giúp đỡ từ Mỹ - đồng minh thân thiết của họ. Hai nước, đặc biệt là Philippines, dường như rất tin tưởng vào việc Mỹ sẽ mình.
Những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông trong thời gian vừa qua được cho là chỉ mang tính biểu tượng, thế giới lo ngại rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục gây ra những xung đột nghiêm trọng hơn nữa. Quan hệ quốc tế từ xưa đến nay đều được điều chỉnh và dựa trên vấn đề lợi ích. Trung Quốc cũng chỉ vì lợi ích của mình và bất chấp lịch sử các nước, xâm phạm lãnh thổ chủ quyền của nhiều nước lân cận. Mặt khác Mỹ cũng chạy theo lợi ích từ hai bên tranh chấp, điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ không sẵn sàng hy sinh lợi ích để bảo vệ các đồng minh Châu Á của mình. Mỹ đâu có dại gì mà đối đầu với một nước lớn như Trung Quốc?
Các nhà nhận định dường như cũng dễ dàng nhận ra điều đó. Báo chí thế giới đưa ra lời khẳng định “càng ngày Trung Quốc càng mạnh và càng quyết liệt thì Mỹ càng không muốn đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp ở Châu Á dù cho những cuộc tranh chấp đó có liên quan đến các đồng minh và đối tác chiến lược của họ”. Sự thực này đẩy các nước láng giềng của Trung Quốc vào tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh, chính trị trong thời gian vừa qua.
Sự thật là Mỹ có lợi ích rất lớn trong việc duy trì mối quan hệ cùng có lợi với Trung Quốc và các nước láng giềng của nước này, trong số đó có những nước như Nhật Bản đang nằm dưới cái ô bảo vệ về an ninh của Mỹ. Tuy nhiên, với tư cách là một thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, một cường quốc lớn mới nổi và cũng là nước nắm giữ trái phiếu của Mỹ lớn nhất, Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ nhiều hơn bất kỳ quốc gia Châu Á nào. Tầm quan trọng này đã khiến Trung Quốc qua mặt Mỹ tranh chấp công khai trắng trợn trong thời gian vừa qua. Không những thế, lợi ích kinh tế của Mỹ cũng gắn kết chặt chẽ với Trung Quốc đến mức cường quốc số 1 thế giới hầu như loại trừ chính sách cô lập và đối đầu trực diện với Bắc Kinh.
Mỹ không muốn mình rơi vào tình trạng đối mặt với Trung Quốc để bảo vệ các đồng minh trong những cuộc tranh chấp; Mỹ càng không muốn hành động theo cách c làm phương hại đến sự gắn kết chặt chẽ về kinh tế và chính trị với Bắc Kinh. Mỹ thực sự là một nhà ngoại giao tinh ranh từ trước tới giờ. Mỹ luôn là người đứng giữa làm hài hòa mọi mối quan hệ và cũng là người hưởng mọi lợi ích. Chính sách chuyển hướng trọng tâm mà Mỹ thực hiện tích cực ở Châu Á hiện nay chẳng phải nhằm mục đích là để kiềm chế Trung Quốc mà chỉ là để củng cố vai trò của Mỹ với tư cách là cường quốc cân bằng trong khu vực. Như vậy, con đường mà Washington đang theo đuổi là ngầm giữ lập trường trung lập trong các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.
Mỹ chỉ sẵn sàng lên tiếng khi các hành động của Trung Quốc xâm phạm đến lợi ích của họ như vấn đề tự do hàng hải trong khu vực Biển Đông chiến lược. Điều này chứng tỏ Mỹ e dè Trung Quốc đến mức nào, tiêu biểu là việc Washington thậm chí còn tránh cả việc cảnh cáo Bắc Kinh. Vì thế Tokyo có lý do hợp lý để lo lắng việc Mỹ có thể không sẵn sàng bảo vệ Nhật Bản về mặt quân sự nếu nước này bị Trung Quốc tấn công trong cuộc tranh chấp ở quần đảo Senkaku (Điếu Ngư). Trong khi đó Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe luôn tin rằng hiệp ước an ninh với Mỹ như là một tấm lá chắn bảo đảm để nước này đối đầu với một Trung Quốc ngày càng hiếu chiến ở biển Hoa Đông. Liệu rằng lòng tin này đã được đặt đúng chỗ?
Gần đây, thái độ của Mỹ dường như đã khuyến khích Trung Quốc làm căng hơn trong các cuộc tranh chấp với Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines... Dần dần sự e dè của Mỹ càng lộ rõ trong khi lập trường của các nước bị Trung Quốc xâm phạm chủ quyền ngày càng cứng rắn, quyết liệt. Mỹ phải nhớ rằng họ không hề ngây thơ. Bất cứ một nhà lãnh đạo nào cũng có thể nhìn nhận ra Mỹ và Trung Quốc đang diễn tập những gì. Lập trường và thái độ của Mỹ đã chứng minh cho bản chất của các bảo vệ họ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Tuy nhiên, một số nhà phân tích tin rằng, nếu Nhật và Philippines đặt niềm tin quá lớn vào sự hậu thuẫn của Mỹ thì hai nước này đã quá tin tưởng vào đồng minh của
nước luôn đặt lợi ích làm cốt lõi. Chúng ta phải sớm thức tỉnh để có thể đương đầu với những khó khăn mà chỉ có thể trông chờ vào sự giúp sức của những người bạn thực sự.
.
tranh chấp trên biển đông chưa bao giờ là dễ dàng cả, tuy nhiên trên quan điểm giữ chủ quyền của dân tôc, của đất nước bằng mọi giá thì chúng ta sẽ huy động tất cả lực lượng của dân tộc ta để bảo vệ chủ quyền, như vậy thì chắc chắn sẽ thành công
Trả lờiXóaBiển Đông là một biển có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng nên nó có những điều kiện thuận lợi về kinh tế quân sự quốc phòng... Chính vì những lợi ích này mà một số nước đã không ngần ngại việc vi phạm luật pháp quốc tế và sự tôn trọng chủ quyền lẫn nhau giữa các nước để nhằm mang lại lợi ích cho đất nước mình. Chính vì thế có thể thấy đây là vấn đề lợi ích nên nó sẽ rất khó để có thể giải quyết hơn nữa nó cũng là vấn đề nhạy cảm nếu giải quyết không khôn khéo sẽ mang lại những hậu quả đáng tiếc.
Trả lờiXóaĐối với Trung Quốc thì Biển Đông nói chung cũng như quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí quan trọng do nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là một vùng chiến lược quan trọng, là cổng của lục địa Trung quốc đi ra thế giới bên ngoài.không chỉ trung quốc mà rất nhiều nước trên thế giới muốn tranh chấp chủ quyền trên biển đông,việt nam là một nước giáp biển đông và chủ quyền về 2 quần đảo hoàng sa và trường sa đã được khẳng định.việt nam sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền của dân tộc,bảo vệ lợi ích của đất nước.
Trả lờiXóaTrước thế kỷ XX, ngoại trừ Việt Nam, không có nước nào trong khu vực có bằng chứng để chứng minh họ đã xác lập chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. vấn đề biển đông hiện nay đang là vấn đề rất nóng.Các hành động mới này đã đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản của Công ước Luật Biển.việt nam luôn khẳng định chủ quyền của mình và sẽ làm hết sức để bảo vệ chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ của đất nước
Trả lờiXóaTranh chấp biển Đông trở nên phức tạp và bị đẩy lên mức độ ngày càng gay gắt trong những năm gần đây không những bắt nguồn từ mâu thuẫn hay tồn tại tranh chấp về chủ quyền lãnh hải do lịch sử để lại và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế, vùng chồng lấn ở biển của nhiều quốc gia đòi yêu sách, mà còn xuất phát từ sự đan xen lợi ích, mưu cầu địa chính trị, trước hết là quản lý, kiểm soát tuyến hàng hải, hàng không chiến lược và nguồn tài nguyên giàu có, đặc biệt là dầu mỏ tại khu vực này, việt nam sẻ kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình.
Trả lờiXóa